“Bà Von Braumer đây”.
“Christina có ở đó không, thưa bác?” Con hỏi thì thầm.
“Không, không có,” câu đáp lại lạnh nhạt.
“Thưa bác, cô ấy sẽ trở về vào lúc nào?” con hỏi.
“Không nhanh đâu,” bà ta nói và rồi đường dây bị cúp.
“Không nhanh dâu” rốt cuộc thành hơn một năm. Con viết
thư từ, gọi điện thoại, hỏi thăm bè bạn cả ở trường học cũ và
trường đại học nhưng không thể tìm ra họ đã mang nàng đi
đâu.
Rồi một hôm, không thông báo gì hết, nàng quay trở lại
Montreal, theo sau là một ông chồng và đứa con của con. Con
biết được những điều cay đắng này từ cô Naomi Goldblatz,
người đã trông thấy và nhận ra ba người.
Con nhận được mấy dòng nhắn ngắn gọn của Christina
quãng một tuần lễ sau đó, cầu xin con đừng cố gắng tiếp xúc với
nàng một lần nào.
Con vừa bắt đầu năm học cuối cùng tại McGill và giống như
một quý ông của thế kỷ mười tám, con thực hiện đúng điều
mong ước của nàng không sai một ly và dành trọn tâm trí cho
những kỳ thi cuối cùng. Nàng vẫn tiếp tục ám ảnh tâm trí con
và con tự cho là mình may mắn vào thời điểm cuối năm học vì
con nhận được một lời đề nghị vào học tại Trường luật Harvard.
Con rời Montreal đi Boston vào ngày 12 tháng 9 năm 1968.
Chắc cha băn khoăn muốn biết tại sao con không bao giờ về
nhà lấy một lần trong suốt ba năm đó. Con biết sự không tán
thành của cha. Nhờ có bà Goldblatz mà mọi người đều biết cha
đứa con của Christina là ai và con cảm thấy sự cố tình vắng mặt
như vậy có thể làm cho cuộc sống của cha dễ dàng hơn một
chút.
***
Ông giáo sĩ Do Thái tạm dừng khi ông hồi tưởng cảnh bà
Goldblatz nói cho ông biết những điều mà bà ta suy nghĩ và cho