Đại Tá Ễnh Ương
A
nh Quốc có một tòa giáo đường không bao giờ thấy cần
phải mở một cuộc vận động lạc quyên trên qui mô toàn quốc.
Khi ông Đại tá thức giấc, ông thấy mình bị trói vào một chiếc
cọc nơi cuộc phục kích đã xảy ra. Ông có cảm giác tê dại ở một
chân. Điều cuối cùng ông có thể nhớ lại là chiếc lưỡi lê cắm phập
vào bắp đùi mình.Tất tật những điều ông biết giờ đây là những
con kiến bò lên ống chân trong một cuộc hành quân vô tận tiến
về vết thương.
Thà cứ bị bất tỉnh lại tốt hơn, ông nghĩ.
Rồi có ai đó gỡ những nút buộc và ông ngã đập đầu xuống
bùn. Sẽ còn tốt hơn nữa nếu được chết đi, ông kết luận. Ông Đại
tá bằng cách nào đó đã quỳ được bằng đầu gối và bò tới cái cọc
bên cạnh ông. Bị trói vào đó là một anh hạ sĩ chắc đã chết được
mấy tiếng đồng hồ. Kiến đang bò vào miệng anh ta. Ông Đại tá
xé một miếng vài từ chiếc áo của anh lính, giặt nó trong một
vũng nước lớn gần đó và lau rửa vết thương ở chân mình một
cách tốt nhất có thể, rồi băng chặt nó lại.
Đó là ngày mười bẩy tháng hai năm 1943, cái ngày sẽ khắc
sâu trong tâm trí ông Đại ta suốt quãng đời còn lại.
Cùng buổi sáng ngày hôm đó người Nhật nhận được lệnh: sẽ
di chuyển những tù binh quân Đồng minh mới bị bắt vào lúc
rạng đông. Rất nhiều người sẽ chết trong cuộc đi bộ này và số
người bị chết trước khi cuộc di chuyển bắt đầu lại còn nhiều
hơn. Đại tá Richard Moore quyết định không để mình bị tính
vào trong số người đo.
Hai mươi chín ngày sau, một trăm mười bảy trong quân số
ban đầu bảy trăm ba mươi hai quân Đồng minh đến được
Tonchan. Bất cứ người đàn ông nào trước đó chưa trải qua Roma