lục bảo” này, câu nói đã khiến tôi ngẩn tò te không hiểu trong suốt
hai tháng đầu tiên nhưng không dám hỏi bất kì ai.
“Aw sure look it!”
Đừng cố tìm cách giải thích câu nói đó, cho dù bạn có thể nắm
chắc nghĩa của tất cả các thành phần của câu. Công dân nước này
thường sử dụng bốn chữ đó trong những trường hợp họ chẳng biết
phải nói gì tiếp theo. Như một đoạn hội thoại giữa tôi và Jan những
ngày đầu tiên thường diễn ra thế này.
- Thời tiết ngày hôm nay đẹp quá á á á! - Tôi nhảy tưng tưng giữa
sân trường.
- Aw sure look it! - Jan so vai, nói.
Hoặc thế này.
- Trời ơi, không thể tin được, em đã xa nhà được gần ba tháng! -
Hình như đó là thời điểm gần Giáng sinh và mọi người bắt đầu
nhắc nhiều đến chữ “nhà” (home) và “gia đình” (family) - Aw
sure look it! - Có lẽ, câu nói này thường đi kèm với hành động so vai.
Ít nhất, điều đó đúng với Jan.
Thật không dễ để chấp nhận một câu nói chẳng có ý nghĩa gì, khi
mà bạn cứ nằng nặc nghĩ rằng người đó đang “chơi chữ” để... xỏ
xiên bạn. Thế nhưng, thực tế thì tôi đã phải làm quen và hài lòng
với việc không cần hiểu tất cả mọi thứ, chỉ cần chấp nhận cách nó
vốn thế là được.
Lâu dần, tôi nhận ra dân Ireland khá giống người Việt Nam ở
khoản thêm tính-từ-cảm-thán để bổ trợ ý nghĩa cho các tính từ chính.
Như là, nếu người Việt thường nói “lạnh dã man”, “nóng kinh
khủng”, “khô dã man”, “chán kinh khủng”... thì người Ireland cũng có