ngoài.
“Một ánh chớp thôi mà,” Moreno giải thích.
Người vệ sĩ đề xuất đóng mành lại.
“Chắc không cần đâu.”
Moreno đã quyết rằng Eduardo de la Rua, sau khi bỏ tiền túi đáp chuyến
bay hạng phổ thông đến đây từ thành phố của không khí trong lành, xứng
đáng được chiêm ngưỡng khung cảnh tuyệt mỹ này. Ông ấy không có nhiều
cơ hội trải nghiệm sự phồn hoa, vì bản thân là một phóng viên năng nổ
được tiếng luôn tường thuật sự thật thay vì viết những bài tâng bốc nhân
viên cao cấp doanh nghiệp và chính trị gia. Moreno cũng quyết định thết
đãi người đàn ông này một bữa trưa thịnh soạn ra trò tại nhà hàng cao cấp
của khách sạn South Cove.
Simon nhìn chằm chằm ra ngoài một lần nữa, trở lại ghế rồi cầm lên một
cuốn tạp chí.
De la Rua nhấn máy ghi âm. “Bây giờ tôi xin phép nhé?”
“Xin tự nhiên.” Moreno dồn toàn bộ sự chú ý vào ông nhà báo.
“Anh Moreno, Phong trào Trao quyền Địa phương của anh vừa mở văn
phòng ở Argentina, là văn phòng duy nhất tại nước này. Anh có thể cho biết
mình đã thai nghén ý tưởng này như thế nào không? Và nhóm của anh làm
gì?”
Moreno đã thuyết giảng bài này cả chục lần. Nội dung thay đổi tùy theo
nhà báo hoặc khán giả cụ thể, song mục đích cốt lõi của nó rất đơn giản:
khuyến khích dân bản địa cự tuyệt chính phủ Mỹ cùng sức ảnh hưởng của
doanh nghiệp Mỹ bằng cách tự cung tự cấp, nhất là thông qua tín dụng vi
mô, nông nghiệp vi mô và kinh doanh vi mô.
Anh trả lời, “Chúng tôi kháng lại sự phát triển của doanh nghiệp Mỹ.
Cũng như các chương trình viện trợ và chương trình xã hội của chính phủ
Mỹ, mà suy cho cùng, mục đích cũng chỉ là khiến chúng tôi nghiện ngập
các chuẩn mực của họ. Chúng tôi không được xem là con người, chúng tôi
bị xem là nguồn nhân công rẻ mạt và thị trường cho hàng hóa Mỹ. Ông có
thấy cái vòng luẩn quẩn đó chưa? Dân của chúng tôi bị bóc lột trong nhà