- 10 -
Đại Đường Tây Vực Ký
nắng rét, đạp sương tuyết để lên đuờng. Nặng lòng thành coi nhẹ gian
lao; mạnh chí quyết sở cầu nguyện đạt. Châu du Tây vức muời lẻ bảy
năm. Trải khắp đạo tràng tham cầu chánh giáo. Song lâm bát thủy
suy nếm mùi thiền; Lộc Uyển Thứu Phong, thánh cảnh. Vâng chí ngôn
của đấng thiên thánh, lãnh chơn giáo với bậc thượng hiền. Tìm thấu cửa
mầu, tin cùng nghĩa áo. Đạo nhất thừa cùng năm luật bộ, đầy dẫy tâm
điền; văn bát tạng với ba hòm kinh, dập dồn khẩu hải
.
Những nước đã kinh lịch đi qua, tóm thâu được tám tạng
gồm có sáu trăm năm mươi bảy bộ, đem về dịch truyền bá khắp Trung
Quốc, để tuyên dương thắng nghĩa. Dẫn mây Lành ở nơi Tây vức, rưới
mưa Pháp vào chốn Đông thùy. Thánh giáo khuyết mà lại toàn, thương
sanh tội mà lại phúc. Dập tắt ngọn lửa nồng hỏa trạch, dắt khỏi đuờng
mê; lắng trong làn sóng dục ái hà, đồng lên bờ giác. Thế mới biết, ác do
nghiệp trụy, thiện bởi duyên thăng, cái cớ thăng hay trụy đều chỉ tại
lòng người. Ví như: quế mọc trên đỉnh cao, sương móc mới thấm nhuần
được ngọn; sen sanh trong nước biếc, bụi nhơ khó vấy bợn đến hoa. Đó
không phải là tánh sen tự sạch, chất quế vốn trinh, chỉ bởi ở tại nơi cao,
nên vật hèn không thể lụy; nương vào chốn tịnh, nên loại bẩn khó làm
nhơ. Kìa như cây cỏ vô tri, còn phải nhờ thiện mới nên thiện; huống hồ
loài người có biết, lại chẳng bởi lành mà thành lành. Những mong kinh
này lưu khắp, trải bao nhật nguyệt vô cùng, phúc ấy nhuần xa, sánh với
càn khôn vĩnh viễn.
(Bản dịch của Cố Hòa Thượng Thích Trí Thủ và Cố Hòa
Thượng Thích Thiện Siêu. Sài Gòn ngày 7 tháng 5 năm 1960)
Chú thích:
1) Tam không: không, vô tướng, vô tác: ba môn giải thoát
2) Tứ nhẫn: Trong kinh Tư Ích về phẩm Tứ nhẫn nói: Bồ tát có bốn pháp
nhẫn để tiêu trừ tội phá giới: một là vô sanh nhẫn, hai vô diệt pháp nhẫn, ba
nhân duyên nhẫn, bốn vô trú nhẫn. Các vị Bồ tát quan sát bốn điều nhẫn này khi
chứng được thì tội phá giới thảy được tiêu trừ.
3) Bát thủy: Tên tám con sông lớn Ấn Độ. Trong kinh Niết Bàn về phẩm
Truờng thọ nói rằng: Phật bảo ngài Ca Diếp, như tám con sông lớn, một Hằng Hà,
hai Cát Ma La, ba Bát La, bốn A Di La Bạt Đề, năm Ma Hà, sáu Tân Đầu, bảy Bát
Xoa, tám Tất Đà đều chảy về biển cả.
4) Khẩu hải: ý nói khẩu Thuyết thao như sóng biển
5) Tám tạng: Đại, Tiểu mỗi thừa đều có bốn tạng là kinh, luật, luận, tụng.