- 12 -
Đại Đường Tây Vực Ký
là Vương Triều thưở trước. Pháp Sư từ nhỏ đã gần gũi Phật Môn. Bùi
ngùi to lớn nơi vườn nhà chưa rõ hành vi tông tích, lòng nhớ nghĩ lâu
dài đến Thánh tích. Nguỡng vọng nơi Lộc Uyển với tâm cao ngất. Áo Y
nơi cảnh Tịnh, thật ra chỉ lo nghĩ cho vẹn toàn. Gặp thuần phong tập tục
ở phương Tây, rồi sau đó mang Giới Luật về Đông Độ.
Năm Trinh Quán thứ ba, tay cầm tích trượng dò đường, để báo ơn
Hoàng Đế bao đời trong cõi Tục, mà quên đi những khó khăn nguy
hiểm chất chồng. Giả thật cũng là trợ duyên, đã đặt chân đến được nơi
xa lạ ấy, đã gặp bao hiểm nguy như giá lạnh sương sa nhưng vẫn ra đi.
Chỉ một lòng mong đến. Dùng ngôn ngữ để tìm Thật Tướng. Thấy hay
không thấy, Có hay Không đều khảo sát tinh vi rõ hiểu. Nghe hay chẳng
nghe, bởi vì việc sanh diệt, mở bày sự nghi ngờ như biển cả đã giác ngộ
cho bao nhiêu kẻ còn mê. Tất cả đều nằm nơi kinh điển. Lời nói không
cùng; nên cúi đầu trước Thánh tích. Chẳng có việc nào mà chẳng để
ý đến, rồi mang trở về đây không ít, như cờ, xí, lọng, kinh. Vào tháng
giêng năm Trinh Quán thứ 19 về đến Trường An, chở theo Kinh, Luận
657 bộ, được chiếu chỉ nên liền phiên dịch. Xem qua đã đi 110 nước.
Những chuyện được kể ở đây rút ra trong 28 nước. Hoặc chính mắt thấy,
hoặc chính tai nghe lại được chuyện xưa. Tuy mọi việc chưa ổn định, liền
bắt tay vào việc lúc mới về, thỉnh mời thêm để dịch nghĩa, như bắc thang
lên núi để tìm. Rồi hỷ hoan mừng rỡ như vỗ tay reo. Chịu nhận áo, mũ,
cân, đai để thành lập.
Tuy rằng gió mưa, sự vật có sự sai khác, tập quán núi sông cũng thế;
nhưng phải cúi đầu nơi nước xa xôi kia. Rồi họp lại các bậc kỳ túc của
triều đình gần xa; Nương vào việc hiện tại mà chẳng quản nài cực khổ
làm chỗ căn bản, chỉ vẽ rõ ràng cho người xung quanh. Đặt tên là “Đại
Đường Tây Vức Ký” gồm một quyển 12 tập. Quên đi mọi việc mà viết
nên thành lời, rồi nối chắp lại với nhau để trở thành những lời đẹp đẽ ghi
chép thành câu với con đường khó khăn ấy để bổ sung thành sách.
Thư Ký: Tả Lang kính viết lời tựa.