- 158 -
Đại Đường Tây Vực Ký
ra. Bên cạnh đó có một đài cao, cũng được dựng bằng đá. Phía dưới mặt
hồ yên lặng trong suốt, mà người của nước láng giềng đến đây nói rằng
đây là nước Thánh, nếu mà uống được nước nầy tội sẽ được tiêu diệt.
Phía tây nam của núi có năm Bảo Tháp, chỉ còn nền móng xiêu vẹo,
không biết cao bao nhiêu. Từ xa nhìn đến, thấy cao như núi và lớn cả
hàng trăm bước. Người đời sau đã cho kiến thiết tu bổ lại trên đó những
Bảo Tháp. Theo truyền ký của Ấn Độ nói rằng:
- Ngày xưa khi Vua A Dục xây dựng xong 84.000 Tháp rồi, có dư
năm đấu Xá Lợi cho nên đặc biệt đã tôn trí vào trong năm Bảo Tháp nầy
để chế ngự nơi đây. Rất linh hiển kỳ dị. Có khi ngũ phần pháp thân của
Như Lai biểu hiện ở nơi đây. Người nhẹ lòng tin thì bàn tán rằng:
- Ngày xưa, Vua Nan Đà xây dựng Tháp ở nơi đây để chứa những
trân bảo. Sau đó, vua chẳng có tín tâm sâu dày khi nghe lời dị nghị trước,
bèn khởi tâm tham cùng với quân sư đến đây để khai quật lên, đất liền
chấn động núi nghiêng mây che khuất mặt trời. Trong Bảo Tháp ấy có
tiếng vang lên:
- Đồ sĩ tốt voi ngựa!
Nghe vậy, hoảng sợ bỏ chạy và nói rằng:
- Sự dị nghị tuy nhiều nhưng mà chưa có điều gì xác nhận được. Bây
giờ trông thấy điều nầy mới tin là sự thật.
Phía đông nam của cổ thành có một ngôi chùa trong hang đá tên là
Thát A Lam Ma, do vua A Dục kiến tạo nên. Đây là lúc Vua A Dục mới
phát tín tâm đối với Phật Pháp, biết tôn trọng nên kiến thiết chùa để
trồng thiện căn. Triệu tập cả ngàn vị Tăng hai chúng Thánh và Phàm và
mang đồ tứ sự cúng dường chu cấp tất cả.
Thời gian qua đi nơi nầy hoang phế chỉ còn lại dấu tích. Bên chùa
có một Bảo Tháp lớn, tên là A Ma Lạt Già. Đó cũng là tên thuốc của trái
cây Ấn Độ nầy. Khi Vua A Dục bị bịnh biết rằng không còn sống bao lâu
nữa, muốn xả bỏ những đồ trân quý, muốn trồng ruộng phước, quyền
thần chấp chính khuyên răn mọi người chớ có ham muốn. Từ đó về sau,
khi người ta ăn thì còn giữ lại trái A Ma Lặt. Cuộc vui nửa chừng như trái
cây vừa bị bỏng lửa. Liền hỏi các thần rằng:
- Ai là chủ cõi Thiệm Bộ Châu nầy?
Chư quan đáp rằng:
- Chỉ có Đại Vương thôi.