- 163 -
Đại Đường Tây Vực Ký
ba tầng. Trên những tầng cao cửa thường mở, do cháu của Vua Tần Bà
Sa La kiến tạo. Nơi đây đã tập hợp những bậc cao tăng thạc đức. Ở nơi
thành khác, có rất nhiều người có học và thông minh đến từ nơi xa khác.
Những người cùng chí hướng cùng sánh vai dừng lại nơi đây. Có hơn
một ngàn Tăng Sĩ tu theo Đại Thừa. Ở ngay cửa giữa có xây ngôi tháp,
bên trên có hình bánh xe Pháp Luân bằng đồng, phía dưới được điêu
khắc rất đẹp. Trên trần và đòn dông đều chạm trỗ. Tất cả đều làm bằng
đồng hoặc bằng vàng bao bọc những cây cột đều trang nghiêm. Giữa
tháp thờ tượng Phật đứng cao ba thước. Phía bên trái có tượng Bồ Tát
Đa La. Phía bên phải có thờ tượng Quán Tự Tại Bồ Tát. Cả ba tượng nầy
tạc bằng đá quý rất uy linh mầu nhiệm, xa gần đều biết. Trong mỗi tháp
như vậy có thờ một đấu Xá Lợi, ánh sáng linh diệu chiếu tỏa khắp gian
phòng.
Phía tây nam của Già Lam Thi La Ca Già, hơn 90 dặm, thì đến một
ngọn núi cao. Đây là nơi u tịch linh thiêng. Có nhiều rắn độc và hang
rồng quy tụ. Mãnh thú, chim lạ cũng đều ở trong rừng nầy. Ở trên đỉnh
núi có một tảng đá lớn, trên đó có xây dựng Bảo Tháp cao hơn 10 thước
là nơi Phật nhập định.
Ngày xưa đức Như Lai đã giáng thần xuống nơi nầy. Ngài ngồi nơi
tảng đá nhập vào Diệt Tận Định. Khi xả định, chư Thiên và chư Thần
đem thiên nhạc và hoa đến cúng dường đức Như Lai. Lúc Như Lai xuất
định chư Thiên rất cảm mộ và dùng vàng bạc xây Bảo Tháp nầy. Khi chư
Thánh rời khỏi thì Bảo Vật biến thành hòn đá. Từ xưa đến nay chưa có
ai đến đây. Người ta nguớc nhìn lên núi cao, thấy có nhiều loại ánh sáng
khác biệt, cũng như rắn lớn và mãnh thú quay quanh tảng đá nầy. Chư
Thiên, chư Tiên và chư Thần cũng thường đến lễ bái.
Phía đông của núi, có một Bảo Tháp, nơi đây ngày xưa đức Như Lai
đã dừng lại để trông về nước Ma Kiệt Đà. Phía tây bắc của núi đi hơn 30
dặm. Lại có một Già Lam được kiến tạo trên đảnh núi.Có hơn 50 vị Tăng
sĩ tu theo Đại Thừa giáo. Đây là nơi mà Bồ Tát Cù Na Mạc Đệ (Đức Huệ)
hàng phục ngoại đạo.
Đầu tiên ở trong núi nầy có một người ngoại đạo tên là Ma Đát Bà, tổ
của Học Pháp Ngoại đaọ Tăng Khư (Samkhya). Ông ta học thông cả nội
và ngoại điển, được xem là một bậc tài đức đương thời, tiếng tăm chẳng
ai bằng. Quân vương quý trọng giống như là quốc bảo, thần dân kính
nguỡng như một bậc gia sư, các nước láng giềng xa gần đều cung kính
đức độ của ngài. Do đó ngài trở thành người thông thái. Trong ấp đó xây
thành hai làng. Lúc bấy giờ ở Nam Ấn Độ có Bồ Tát Đức Huệ, từ nhỏ là
người mẫn tiệp, sớm thông lãm tinh tuờng, học thông Tam Tạng, lý giải
thâm sâu Tứ Đế. Khi nghe Ma Đạp Bà Luận thật thâm huyền và muốn