- 164 -
Đại Đường Tây Vực Ký
đến tham cứu. Liền cho người mang thư đến rằng:
Kính vấn an ngài Ma Đạp Bà được an lạc. Ngài quên đi sự lao nhọc
mà tinh cần tu tập học thuật người xưa. Ba năm như thế nghe được tiếng
tăm của ngài. Cả năm thứ hai và năm thứ ba, mỗi năm đều có người báo
cho biết như vậy.
Trong thư lại viết thêm rằng:
- Năm nầy học nghiệp tối cao là như thế nào, tôi có thể đến được
không xin cho biết?
Ông Ma Đạt Bà cảm thấy lo lắng, bèn bảo các môn nhân trong thành
ấp rằng. Từ nay về sau không được cho Sa Môn của đạo khác ở. Hãy
theo tuyên cáo nầy đừng có vi phạm. Lúc bấy giờ ngài Đức Huệ Bồ Tát
chống tích trượng đến. Người trong ấp theo lời dạy, không cho ở, và
những người Bà La Môn nói rằng:
- Người cạo tóc và ăn mặc cái gì mà khác người thế! Nói xong đi nơi
khác, đừng ở lại nơi nầy.
Bồ Tát Đức Huệ muốn cùng với Bồ Tát ở lại nơi ấp ấy, bởi thế cho nên
lấy tâm từ bi để từ tạ và nói:
Vì cuộc đời mà ta tu hành tịnh hạnh, vì ý nghĩa cao cả mà ta tu tịnh
hạnh. Tịnh hạnh không phải là việc thấy biết được. Khi Bà La Môn nghe
như vậy mới đuổi ra khỏi làng. Ngài đi vào trong rừng sâu, mà nơi đó có
mãnh thú rất hung bạo. Lại có một người tịnh tín sợ mãnh thú hại ngài,
đưa cây đèn cho ngài và thưa với Bồ Tát rằng:
- Nam Ấn Độ có Bồ Tát Đức Huệ, nghe nói muốn đến đây để luận
nghị, cho nên người chủ của làng nầy sợ hãi mà nghiêm cấm không cho
phép Sa Môn ấy dừng ở đây. Lại cũng sợ thú dữ, cho nên đi đến thảo lư
kia để được an ổn.
Đức Huệ nói:
- Thật là khổ công cho ngươi quá. Ta là Đức Huệ đây
Khi Thiện Tín nghe rồi, thân tâm cung kính thưa với Đức Huệ rằng:
- Như vậy, ngài nên đi xa chỗ đây đi.
Sau đó ngài rời khỏi rừng và dừng lại nơi một đồng trống. Người
Tịnh Tín cầm đuốc đi theo hầu hai bên, rồi thưa với Đức Huệ rằng:
- Có thể đi được rồi đấy. Sợ người nghe tiếng nói đến làm hại được.
Đức Huệ cảm tạ không bao giờ quên đức đó, đi đến Vương cung nói