- 210 -
Đại Đường Tây Vực Ký
Trả lời rằng:
- Kẻ nầy tài trí thô thiển thấp kém, không biết rằng có lưu được cái
gì lại chăng?
Vua Câu Ma La đáp:
- Lành thay, lành thay! Vì ham học Phật pháp mà làm cho ngài phải
khổ thân. Vượt qua những khó khăn nguy hiểm, từ xa đến nước nầy, để
theo những phong tục mà học hỏi. Bây giờ ở Ấn Độ nầy, các nước đều
ca tụng ngài là bậc Đại Tỳ Kheo đã đến đây mang lại niềm vui cho bao
người, cũng giống như quê hương của Đại Đức vậy.
Đáp rằng:
- Thật là một lời ca ngợi quá tốt đẹp. Đó là nhờ cái đức của quân
vương.
Vua Câu Ma La nói:
- Bạch Đại Đức, đừng lo lắng. Người nước nầy ái mộ phong tục phía
đông từ lâu. Không vì sơn xuyên cách trở, đường sá xa xôi, mà đã đến
đây được là điều rất quý.
Đáp rằng:
- Với tôi, Vua là một bậc Thánh có cái đức rất cao cả, xa gần đều gội
nhuần, đã làm cho mọi người cung kính trọng vọng.
Vua Câu Ma La đáp:
- Nhờ được che chở, lòng nầy muốn được triều cống cho Vua Giới
Nhựt ở nước Yết Chư Ôn Đệ La sẽ làm đại Pháp Thí để trồng cây Phước
Đức. Các vị Sa Môn, Bà La Môn có học của năm nước Ấn Độ, chưa được
triệu tập, nay lại thỉnh mời mong ngài cùng đi, đến nơi đó. Nước nầy ở
phía đông dãy núi gần đây và không có đô thành lớn. Phía Tây Nam,
tiếp giáp với biên giới, cho nên người ở đây như mọi rợ. Muốn biết vấn
đề rõ ràng của nơi ấy thì cứ hai tháng đi về phía biên giới tây nam một
lần. Tuy nhiên núi sông hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt. Rắn độc, cây độc
sẽ làm hại đến người và phía đông nam của nước ấy lại có nhiều bầy voi
dữ. Cho nên trong xứ, có nhiều chiến trận sử dụng bằng voi. Từ đây đi
về phía Nam hơn 1230 dặm, đến nước Tam Ma Đản Thát.
Nước Tam Ma Đản Thát chu vi hơn 3000 dặm, nằm gần bờ biển, đất
đai ẩm thấp. Đô thành rộng hơn 20 dặm. Cày cấy trồng trọt hoa quả tốt
tươi. Khí hậu ôn hòa, phong tục thuần nhã, người tánh tình cương trực,
da ngăm màu nắng. Siêng năng học tập, tà chánh đều tin. Có 30 ngôi