- 212 -
Đại Đường Tây Vực Ký
mang lá đồng, đầu đội đèn sáng, tay chống tích trượng từ xa đi vào
thành, liền đánh chuông trống muốn cầu luận nghị. Có người hỏi rằng:
- Đầu và bụng mang cái gì lạ lùng như vậy?
Đáp rằng:
- Ta có nhiều khả năng về học thuật, nhưng sợ cái bụng nó bể và
buồn cho những kẻ ngu ám nên mới mang đèn đến để chiếu sáng.
Nhiều ngày sau người kỳ dị đó đi trên đường mà chẳng có ai hỏi
đến. Vua bảo rằng:
- Trong nước của mình không có bậc minh triết nào sao? Đối với vị
khách kia khó mà thù đáp, nhưng vì thể diện quốc gia, phải làm sao cầu
thỉnh cho được người hiền đức.
Lại có kẻ thưa:
- Trong rừng sâu, cũng có một kẻ khác đời, khác người, tự xưng là
Nhật Sa Môn. Có sở học rất cao cường và đã ở lâu nơi sơn lâm tịch tinh.
Vì thể diện quốc gia cũng như đức độ của Vua, chẳng lẽ không thể mời
được người nầy sao?
Vua nghe như vậy đích thân đi đến thỉnh mời. Sa Môn đáp rằng:
- Tôi là người phía nam xứ Ấn Độ, đến đây ở lại học nghiệp rất nông
cạn, sợ chẳng giống như điều nghe. Có thể đến được chẳng dám chối từ,
nhưng xin thưa nếu luận nghị không thua phải kiến lập Già Lam để triệu
tập tăng đồ đến chấn hưng Phật pháp.
Vua đáp:
- Xin cung kính ghi nhận và không quên công đức đó. Sau đó Sa Môn
nhận lời thỉnh cầu đến đạo tràng để luận nghị. Lúc ấy ngoại đạo đọc
tụng hơn ba vạn lời. Ý nghĩa sâu xa văn chương bác học bao hàm danh
tướng thấy nghe trùng trùng như lỗ lưới. Sa Môn nghe qua một lần thì
đã hiểu rõ từng câu từng chữ chẳng sai lầm, dùng lời để biện bạch cả
trăm lần và giải thích cũng như để hỏi lại Ngoại Đạo. Ngoại Đạo ý hết
lý đuối, câm miệng chẳng thể trả lời. đã thua xấu hổ rồi lui. Vua thâm
kỉnh cái đức ấy cho nên cho kiến tạo Già Lam nầy và từ đó về sau dùng
nơi nầy để hoằng pháp.
Cách Già Lam chẳng bao xa, có một Bảo Tháp do Vua A Dục dựng
nên. Tại đây ngày xưa đức Như Lai đã khai đạo thuyết pháp bảy ngày.
Bên cạnh đó có một tinh xá là nơi ghi lại dấu vết của bốn vị Phật trong
quá khứ đã kinh hành và ngồi thiền. Lại có Bảo Tháp là nơi Như Lai đã