BÚT KÝ ĐƯỜNG TAM TẠNG - Trang 214

- 214 -

Đại Đường Tây Vực Ký

trăm loại động vật khác nhau. Có nhiều voi xanh sanh sản ở đây được

xuất khẩu qua các nước bên cạnh. Khí hậu nóng bức, phong tục thô bạo.

Tánh tình con người hung tợn, nhưng ý chí còn tin nơi điều nghĩa. Ngôn

ngữ nhẹ nhàng khi phát âm điều tiết. Tiếng nói phong tục khác với miền

trung Ấn Độ, ít tin tưởng chánh pháp, lại hay tin theo ngoại đạo. Có hơn

10 ngôi Già Lam và hơn 500 tăng đồ, họ theo cả hai truyền thống Đại

Thừa và Thượng Tọa Bộ. Có hơn 100 ngôi đền thờ, Ngoại đạo sống hỗn

tạp, đa phần là Ni Kiền Tử.

Nước Yết Lăng Già, tại đây ngày xưa có lúc tập tục của nhân gian

rất thịnh hành. Người xứ nầy xúc phạm đến vị Tiên Nhơn, đạt đến Ngũ

Thông và vị ấy mất hết thần thông cho nên dùng chú thuật tàn hại người

cả nước. Do đó người ở đây còn lại rất ít. Ngày tháng trôi qua càng ngày

càng giảm. Vì phạm lỗi đó cho nên người càng ngày càng ít.

Thành phía Nam chẳng xa có một Bảo Tháp cao hơn 100 thước, do

Vua A Dục dựng lên. Bên cạnh đó có di tích của bốn vị Phật trong quá

khứ ngồi Thiền và kinh hành. Biên giới phía bắc đến đỉnh núi cao lại có

một Bảo Tháp bằng đá cao hơn 100 thước. Vào một kiếp sơ nọ khi con

người thọ nhiều tuổi, có một vị Độc Giác Phật nhập Niết Bàn nơi đây. Từ

đây đi về phía tây bắc chỉ toàn là núi và rừng rậm. Đi hơn 1800 dặm, đến

nước Kiều Tát La, nằm ở miền trung Ấn Độ.

Nước Kiều Tát La có chu vi hơn 6000 dặm. Có núi non rừng rậm bao

bọc chung quanh. Đô thành có chu vi hơn 40 dặm, đất đai trồng trọt

thuận lợi tốt tươi. Làng mạc nhà cửa san sát, người người giàu có. Hình

dáng người kỳ dị, nước da ngâm đen, phong tục hùng tráng. Tánh tình

thô bạo. Tin theo tà và chánh. Nghề nghiệp tinh xảo. Vua thuộc dòng Sát

Đế Lợi. Tôn kính Phật Pháp nhơn từ đức độ. Có hơn 100 ngôi Già Lam

và hơn một vạn Tăng Sĩ, tu theo Giáo lý Đại Thừa. Có 70 đền thờ. Ngoại

Đạo sống hỗn tạp. Cách thành về phía nam chẳng xa, có một ngôi chùa

cũ, bên cạnh đó có một Bảo Tháp do Vua A Dục dựng nên. Nơi đây ngày

xưa đức Như Lai đã từng đến và ở, hiện đại thần thông nhiếp phục ngoại

đạo. Nơi nầy, cũng là nơi dừng chân của Bồ Tát Long Mãnh. Lúc bấy giờ

có vị vua tên là Bà Đà Bà Ha (Dẫn Chánh) rất trân quý và cung kính ngài

Long Mãnh. Bốn bên đều có hộ vệ. Lúc bấy giờ có Bồ Tát Đề Bà từ nước

Chấp Sư Tử đến muốn cầu Luận nghĩa nói với các môn nhân rằng:

- Hân hạnh xin được yết kiến.
Thời môn nhân đến bạch Ngài Long Mãnh biết danh tánh. Ngài

Long Mãnh đổ nước đầy bình bát và ra lệnh cho đệ tử rằng:

- Ông mang nước nầy đưa cho Đề Bà.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.