- 253 -
Đại Đường Tây Vực Ký
giờ bị giáo sĩ giả làm thần mà lên tiếng rằng bệnh nầy sẽ khỏi không có
gì lo. Vua nghe như vậy, rồi cho xa giá trở về, dọc đường gặp vị Sa Môn
đáng kính, thấy vận y phục kỳ lạ, vua sợ hãi mà hỏi từ đâu đến vậy. Vị
Sa Môn là bậc chứng Thánh quả muốn hoằng truyền Phật Pháp nên có
hình dáng đặc biệt và nói với Vua rằng:
- Tôi là đệ tử của đức Như Lai, là một vị Tỳ kheo.
Vua nghe xong lo lắng liền hỏi lại:
- Ta có một đứa con bị bệnh chưa biết sống chết như thế nào?
Sa Môn nói:
-Ngài nên đối trước thần linh để cầu nguyện và bày tỏ tâm thương
con vô bờ.
Vua nói:
-Thiên thần có thể làm cho đừng chết được không?
Sa Môn đáp:
- Dĩ nhiên là phải có ngày cuối cùng. Người mà dối đời nói lời cho
người tin thì không nên.
Về đến cung Vua, đứa con đã chết. Vua không cho phát tang, đến hỏi
thần một lần nữa. Tại sao nói rằng không chết nhưng không cứu được và
Vua phát giận vị thần chủ cả một thời gian rồi nói:
- Ông là người xấu ác, ở đây nói vọng ngữ, dùng uy quyền để tạo
phước. Nay con ta đã chết thì nói sao về việc dối trá nầy. Đối với việc sai
trái đó thì không thể bỏ qua được. Vì thế cho nên Vua ra lệnh phá ngôi
đền để phạt ông thần. Sau đó giết ông chủ và đập tượng thần liện xuống
sông Phược Sô về lại cung Vua. Đoạn gặp vị Sa Môn liền cung kính và
vui vẻ, cúi đầu lễ tạ và nói:
- Bởi vì vô minh dắt dẫn cho nên niệm tà lôi kéo vây bủa xấu xa lâu
nay, ở nơi đây, nên mong rằng Sa Môn hãy đến để ở nơi nầy.
Sa Môn nhận lời thỉnh cầu vào trong cung. Sau khi chôn đứa con của
Vua xong Sa Môn nói:
- Cuộc sống của người do sanh tử lưu chuyển, nếu con của ngài bệnh
mà vẫn còn sống, thần cũng chỉ nói dối về bịnh tật đó. Tưởng là chỉ nói
vậy thôi nhưng mà kết quả thật không như thế. Vậy thì làm sao có thể tin
được. Chỉ có lòng ai mẫn mới hướng dẫn đi khỏi đường lầm mê.
Sau đó Vua thỉnh Sa Môn đo đất rồi tạo dựng Già Lam, từ đó về sau