BÚT KÝ ĐƯỜNG TAM TẠNG - Trang 6

- 6 -

Đại Đường Tây Vực Ký

- 6 -

Độ năm Trinh Quán nguyên niên là sai và ông đã chứng minh là năm

Trinh Quán thứ ba mới đúng. Điều chứng minh nầy của ông Võ đúng

với Đại Tạng Kinh.

Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshu Daijokyo) là Đại

Tạng Kinh được hoàn thành dưới thời Vua Đại Chánh (Taisho) Vua nầy

là con của Vua Minh Trị Thiên Hoàng (Meiji Tenno). Vua Minh Trị đã

có công duy tân đất nước Nhật vào năm 1868 cách đây 135 năm (2003-

1868) và sau khi Minh Trị Thiên Hoàng băng hà, Vua Đại Chánh lên

ngôi. Ông Vua nầy trị vì không lâu; nhưng được một việc dưới thời ông

Tam Tạng Kinh Điển bằng chữ Hán đã được sưu tập chỉnh lý và đóng

lại thành bộ, để ngày hôm nay tại Trung Hoa, Đại Hàn, Việt Nam, Mỹ

Quốc, có cơ hội căn cứ vào đó mà dịch thuật nghiên cứu. Vào thời ấy,

năm 1923 đến năm 1933 ( Đại Chánh năm 13 đến năm Chiêu Hòa thứ 7),

Vua cho triệu tập 100 Học giả Tăng Sĩ và Cư Sĩ toàn là những vị đỗ Tiến

Sĩ có trình độ Phật học thâm sâu kết thành bộ Đại Tạng Kinh nầy.

Chúng ta biết rằng bản Đại Đường Tây Vức Ký nầy y cứ vào bản

Đại Đường Tây Vức Ký của Kinh Đô Đế Quốc Đại Học (Kyoto Teikoku

Daigakku) soạn ở trang 867 quyển 51. Như vậy đây là một tài liệu đáng

tin cậy. Vì lẽ tài liệu từ Đại Học soạn dịch và dạy cho sinh viên ở Nhật

phải nói là hoàn chỉnh hơn những tài liệu khác. Dĩ nhiên không phải là

hoàn toàn đúng hết; nhưng tài liệu ấy ta có thể y cứ được.

Đại Đường Tây Vức Ký được soạn từ năm 646, như vậy cách nay đã

1357 năm (2003-646) mà văn thời đó là cổ văn và dĩ nhiên những triều

Tống, Nguyên, Minh, Thanh đều có sửa đổi lại cho hợp với câu văn của

thời đại, để người sau đọc dễ hiểu hơn. Rồi đến thời Đại Chánh của Nhật

Bản, tức hơn 1200 năm về sau, Đại Tạng Kinh nầy mới được hình thành

tại Nhật và dĩ nhiên là đã được những học giả Nhật Bản san định lại một

lần nữa theo sự hiểu biết của người Nhật qua tác phẩm Hán Văn trên.

Rồi đến bây giờ 2003 đã hơn 100 năm như thế, ngay cả người Trung Hoa

trong hiện tại, nếu không có học Phật và không rành cổ ngữ mà xem vào

cũng giống như lội vào rừng chẳng có lối ra. Nghĩa là có thể đọc chứ

phần hiểu biết thì rất ít. Còn phần chúng tôi cố gắng dịch sát từng chữ

để cho đúng ý của tác giả; nhưng chắc chắn là phạm rất nhiều sai lầm.

Lý do là thời gian quá lâu đã hơn 1300 năm, tác phẩm nầy mới dịch sang

Việt ngữ và đã trải qua nhiều lần san định; nên chắc rằng vấp phải nhiều

điều ngòai ý muốn.

Chúng tôi được một điều là biết thêm tiếng Nhật, cho nên việc tra

cứu có phần dễ hơn một ít. Riêng chữ Hán nào không rõ thì phải tra tự

điển cùng với Thầy Đồng Văn để làm cho rõ nghĩa trước khi dịch. Thầy

Đồng Văn biết nhiều chữ Hán và đã tốt nghiệp Tiến Sĩ Phật Học ở Ấn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.