- 85 -
Đại Đường Tây Vực Ký
xuất gia đã thọ giới Cụ túc làm Tỳ Kheo. Còn ngài Bồ Tát Từ Thị hưởng
phước lạc của chư thiên nhưng chưa xuất gia làm tăng lữ. Mình thi lễ e
rằng không đúng oai nghi. Bồ Tát biết rõ tâm ngã mạn của ta, và cũng
biết chẳng phải là pháp khí. Lên xuống ba lần như thế nhưng chẳng
giải quyết được gì. Bèn thỉnh ngài Thiên Quân để lễ. Ngài Thiên Quân
biết rằng kẻ kia ngã mạn, nên không đối đáp. Nhưng tâm của ngài Đức
Quang chẳng hề thối lui. Giận khởi lên, ngài vào rừng sâu tu tập một
thời gian chứng được định tuệ, mới biết rằng ngã mạn chưa trừ chẳng
chứng được đạo quả.
Phía bắc của chùa Đức Quang cách ba dặm tư có một Đại Già Lam,
có hơn 200 Tăng Sĩ. Họ đều học tập theo phái Tiểu Thừa, ở nơi mà Ngài
Chúng Hiền (Sangha Bhadra) luận sư viên tịch. Luận sư là người Ca
Thấp Di La, thông minh lanh lợi từ lúc còn thơ, cho nên đặc biệt nghiên
cứu sâu Bộ Luận Tỳ Bà Sa của Thuyết Nhứt Thiết Hữu Bộ. Khi ấy có
Bồ Tát Thế Thân phát tâm xiển dương giáo điển cho thật minh bạch nên
soạn A tỳ đạt ma Câu Xá Luận để phá Luận Tỳ Ba Sa với ý nghĩa thiện
xảo, lý lẽ thanh cao. Bộ Luận nầy làm cho ngài Chúng Hiền xem qua lưu
ý và phát tâm bỏ ra 12 năm nghiên cứu và soạn Câu Xá Bạt Luận, có 25
ngàn bài tụng và hơn 800 ngàn lời. Ngôn ngữ thâm sâu cao xa vời vợi.
Rồi bảo với môn nhân rằng:
- Ta đem sức tàn mà soạn ra Chánh Luận nầy, để phản bác tư tưởng
của ngài Thế Thân, không cho lão già đó một mình nêu danh trên diễn
đàn.
Vì vậy ông cho 43 người học trò mang luận văn nầy đi tìm gặp ngài
Thế Thân.
Lúc đó đang ở trong thành Xá Yết La thuộc nước Lân Ca nghe tin
đồn ngài Chúng Hiền sẽ đến tra vấn, ngài Thế Thân chuẩn bị hành
trang. Học trò hoài nghi thưa với Ngài:
- Đại sư là bậc đức cao, hiền triết nổi danh đương thời, học trò xa gần
đều kính nể phục tài. Mà bây giờ mới nghe tên Ngài Chúng Hiền đã lo
lắng như vậy? Chúng con mạnh lắm.
Ngài Thế Thân nói:
Ta không biết tránh tên nầy ở đâu. Nhìn cả nước, không có ai lịch
lãm như kẻ hậu học Chúng Hiền nầy. Nghe nói biện luận rất lưu loát
còn ta đã già rồi không thể luận nữa. Nếu nói một lời sanh ra chấp trước.
Nên đưa họ đến miền trung Ấn Độ đối chất với những vị tăng khác, mới
biết đúng sai, được mất như thế nào.