BÚT KÝ ĐƯỜNG TAM TẠNG - Trang 87

- 87 -

Đại Đường Tây Vực Ký

Sau khi thiêu xong, hài cốt của Ngài Chúng Hiền thờ trong Bảo Tháp

cách chùa phía tây bắc hơn 200 dặm trong rừng Ám Một La đến bây giờ

vẫn còn tồn tại.

Từ phía rừng Ám Một La lại có một Bảo Tháp, thờ nhục thân của

luận sư Tỳ Mạt La Mạt Đa La (Vô cấu Hữu Vimalamitra). Luận sư là

người của nước Ca Thấp Di La. Ngài xuất gia với Bộ phái Thuyết Nhứt

Thiết Hữu Bộ, hiểu rộng các kinh điển và nghiên cứu các luận khác. Ưa

qua năm nước của Ấn Độ để học Tam Tạng giáo điển. Sau khi tu học

thành tựu, Ngài trở về lại quê hương của mình. Trên đường về, ghé Bảo

Tháp của Ngài Chúng Hiền than rằng:

Nguỡng bạch luận sư, Ngài là bậc thạc đức cao uyên, vì hoằng dương

Luận nghĩa, đã tranh biện với bộ phái khác để giữ tôn chỉ của Bộ Phái

mình. Sao ngài không sống lâu nữa. Con không sợ mất mác nhưng buồn

vì chưa học được gì về những ý nghĩa sai khác để thay thế cho những sự

nhớ mong về đức độ. Ngài Thế Thân tuy mất nhưng Tông của ngài vẫn

còn truyền, con đã biết nên đã chế ra các Luận làm cho những người học

trong cõi Thiệm Bộ Châu này dù theo Đại Thừa không còn nêu tên tuổi

của Ngài Thế Thân nữa.

Phát tâm nguyện, đã dụng hết khả năng mà nói lên lời ấy, liền phát

cuồng loạn, máu từ năm căn tuôn ra, liền biết mạng sống đã hết.

Cho nên trong thư có lời sám hối rằng:
Phàm là những ai theo Đại Thừa mà nói về Thuyết cứu cánh của Phật

Pháp, khi tên gọi không còn nữa lý mới đến chỗ thanh cao. Vì ngu muội

mà khinh chê bài xích sự tiến bộ của bậc tiền bối. Khi phước nghiệp đã

hết thì thân nầy không còn nữa. Cho nên mọi người học trong hiện tại,

phải biết rằng đừng nên sân hận mà phát chí cao sang, và chớ nên hoài

nghi.

Lúc ấy đại địa chấn động, thân mệnh liền mất, rơi vào hầm lửa,

những người đi chung thiêu xác và tạo tháp miếu để thờ. Lúc bấy giờ có

vị A La Hán thấy Tháp Miếu mà than rằng:

Thật là khổ thay thương thay, vị luận sư nầy đã vì sự chấp kiến, có lời

nói ác để hủy báng Đại Thừa mà bị đọa vào Vô gián địa ngục.

Phía tây bắc của nước nầy có sông Hằng. Bên cạnh phía đông có

thành Ma Cốt La, chu vi hơn 20 dặm. Những người ở đó thường hay

giao lưu với nhau chặt chẽ. Nơi đây cũng sản xuất những đá thủy tinh và

đồ kim khí tốt. Rời khỏi thành chẳng bao xa, gặp sông Hằng, bên cạnh

đó có một đền thờ rất linh hiển, mà ở trong có một cái hồ có bờ đá bao

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.