- 95 -
Đại Đường Tây Vực Ký
nữa, biên giới của năm vua Ấn Độ muốn cho đất nước được hòa bình,
phải nghe lời ta mà sám hối. Nếu chẳng nghe, khó mà địch nổi phước
của lân bang. Chớ vội lên ngồi tòa Sư Tử, chớ vội xưng Vương Hiệu.
Vương Tử nghe như thế xin lãnh thọ rồi lui. Sau khi lên ngôi, Vương
Tử hiệu là Thi La A Dật Đa. Lúc đó có vị đại thần nói:
- Thù của anh chưa trả, nước kia chưa phải là khách. Cho đến trọn
đời không đưa cơm bằng tay phải.
Mọi người đều đồng tâm hiệp lực và toàn quốc chuẩn bị binh lính
chiến mã ngựa voi ứng chiến gồm có: 5000 thớt voi trận, 20 ngàn ngựa
chiến, 50 ngàn bộ binh. Từ phía tây bất thần thả quân chinh phạt xuống
phía đông, nhưng voi không buộc yên và người không áo giáp. ròng rã
sáu năm trong năm nước Ấn Độ. Vì đất đai rộng cho nên phải tăng quân
số lên đến 60 ngàn con voi trận, 10 ngàn con ngựa chiến, đóng giữ biên
thùy 30 năm mà chưa khởi chiến. Chính giáo hòa bình vì việc tu duỡng
mà tiết kiệm vun bồi cây phước đức để tưới tẩm món ăn thiện cho mọi
người, cho nên ra lệnh năm nước Ấn Độ không được ăn thịt. Nếu ai giết
hại sinh mệnh, sẽ bị tru di không người kế tự. Từ đó ở sông Hằng kiến
lập hàng ngàn Bảo Tháp. Mỗi tháp cao hơn 100 thước. Và khắp nơi
thành ấp của năm xứ Ấn Độ đều cho xây dựng chỗ ngồi Thiền. Tích trữ
đồ ăn thức uống cũng như thưốc men để bố thí cho kẻ bần cùng và người
cô quả. Nơi Thánh tích cho lập chùa viện, và cứ 5 năm tổ chức một lần
Vô giá đại hội (thí thực). Xuất lương thực trong kho để bố thí cho mọi
người, duy chỉ giữ lại binh khí không nên cho đi. Cứ mỗi năm một lần
cung thỉnh Sa Môn khắp nơi lại để cúng dường tứ sự trong hai mươi mốt
ngày. Để trang nghiêm Pháp Tòa và rộng mở trai diên nên yêu cầu đàm
luận với nhau để biết cao thấp. Những người không có khả năng thì yên
lặng, còn kẻ có giới hạnh đạo đức nhuần thấm thì được cung thỉnh thăng
tòa thuyết pháp cho Vương tôn, công tử thọ Pháp. Chỉ có giới đức thanh
tịnh mới có thể đối lại cái học xưa nay, mà từ đó mọi người mới kính lễ
tôn sùng. Nếu Luật Nghi không có kỷ cương thì đạo đức bị chướng ngại.
Phải ra khỏi biên giới của quốc gia và nguyện không bao giờ thấy lại.
Đối với nước lân bang, Tiểu Vương cùng với một vị đại thần, vì
phước đức của quốc gia mà không nại khó khăn sang cầu hòa làm bạn,
nhưng không nói một lời khi đối mặt. Mọi viêc chỉ là nghe lời Sắc Nghị
giao hảo rồi về. Vua đi thăm các tỉnh, không dừng lại ở đâu lâu. Đi đến
đâu cũng dừng lại để tham thiền. Chỉ có mùa mưa ba tháng là không
đi, còn mỗi ngày đều đi như thế để khất thực cùng với 1000 tăng chúng
và 500 Bà La Môn. Mỗi ngày chia ra ba thời, một thời lý luận về chính
trị còn hai thời khác làm phước tu thiện, không có ngày nào, không làm
đủ như thế.