tốn, vì sự nghiêm túc quá mức là một điều lố bịch nhất, còn sự khiêm
tốn quá mức là sự mỉa mai cay đắng nhất.
Cuối cùng, trong vấn đề này, điểm xuất phát là một quan niệm hoàn toàn đảo
ngược và trừu tượng về bản thân chân lý. Toàn bộ mục tiêu hoạt động của tác gia
đều được quy thành một khái niệm chung duy nhất là "chân lý". Nhưng, nếu
thậm chí chúng ta gạt qua một bên tất cả những gì chủ quan, cụ thể là việc cũng
một vật thể ấy phản ánh một cách khác nhau vào những cá nhân khác nhau và
biến những mặt khác nhau của mình thành bấy nhiêu đặc tính tinh thần khác
nhau, thì lẽ nào tính chất của bản thân vật thể lại không được có một ảnh hưởng
nào, dù là nhỏ nhất, tới việc nghiên cứu hay sao? Không những kết quả của việc
nghiên cứu, mà tất cả con đường dẫn tới việc nghiên cứu, cũng phải là chân lý.
Bản thân việc nghiên cứu chân lý phải có tính chân lý, sự nghiên cứu thật sự đó là
chân lý mở rộng mà những khâu bị tách ra rốt cuộc lại kết hợp làm một. Và lẽ
nào phương thức nghiên cứu lại không phải thay đổi cùng với đối tượng? Lẽ nào,
khi đối tượng cười thì việc nghiên cứu phải nghiêm túc, còn khi đối tượng rầu rĩ
thì việc nghiên cứu phải khiêm tốn? Do đó, các ngài đã vi phạm quyền của khách
thể cũng như các ngài đã vi phạm quyền của chủ thể. Các ngài hiểu chân lý một
cách trừu tượng và các ngài biến tinh thần thành một vị quan tòa dự thẩm ghi
chép chân lý một cách khô khan.
Hoặc giả, có thể là những sự tinh vi siêu hình này là thừa chăng? Có thể là
nên hiểu chân lý theo kiểu: cái có tính chân lý là cái mà chính phủ ra lệnh, còn
việc nghiên cứu chỉ được cho phép với tư cách là một yếu tố thừa, rầy rà, nhưng
vì những lý do đạo đức, nên không thể hoàn toàn xóa bỏ được? Rõ ràng hầu như
là như thế. Vì việc nghiên cứu được hiểu trước như là một cái gì đối lập với chân
lý, cho nên nó xuất hiện đi kèm một cách chính thức và khả nghi với sự nghiêm
túc và khiêm tốn, mà kẻ ngoại đạo phải có thật khi đứng trước vị mục sư của
mình. Lý trí của chính phủ là trí tuệ duy nhất của quốc gia. Trong những điều
kiện nào đó về thời gian, thật ra, nó phải có một số nhượng bộ đối với lý trí khác
và sự ba hoa của lý trí này, nhưng khi đó nó phải nhận thức rằng người ta đã
nhượng bộ nó, và về thực chất thì nó chẳng có quyền hành gì, nó phải tỏ ra khiêm
tốn và quy phục, nghiêm túc và buồn tẻ. Nếu Vôn-te nói: “Tất cả mọi thể loại đều
tốt, trừ thể loại buồn tẻ”
5
, thì ở đây thể loại buồn tẻ lại loại bỏ mọi cái khác, và
chỉ cần viện đến “Các biên bản của Hội nghị các đẳng cấp tỉnh Ranh” cũng đủ để