lại chẳng phải là xông thẳng vào chân lý mà không nhìn bên phải, bên trái hay
sao? Há tôi lại sẽ không quên chính ngay bản chất của sự vật, nếu tôi có trách
nhiệm trước hết là không được quên rằng cần phải nói về sự vật đó dưới một hình
thức nhất định đã quy định sẵn, hay sao?
Chân lý cũng ít khiêm tốn như là ánh sáng; vậy nó cần khiêm tốn với ai?
Với bản thân mình chăng? Verum index sui et falsi
1*
. Vậy thì khiêm tốn với sự
lừa dối ư?
Nếu
sự khiêm tốn là đặc điểm của việc nghiên cứu, thì nói cho đúng ra, đó là
dấu hiệu của sự sợ hãi chân lý hơn là sợ hãi dối trá. Tính khiêm tốn - đó là một
phương tiện kìm hãm mỗi bước đi lên của tôi. Nó là nỗi khiếp sợ do trên quy định
cho việc nghiên cứu trước những kết luận; nó là phương tiện bảo vệ chống lại
chân lý.
Chúng ta bàn tiếp: chân lý là phổ biến, nó không thuộc về riêng một mình
tôi, nó thuộc về tất cả mọi người, nó chi phối tôi chứ không phải tôi chi phối nó.
Tài sản của tôi - đó là cái hình thức cấu thành bản sắc tinh thần của tôi. “Văn
phong - đó là con người”. Thế thì sao ! Đạo luật cho phép tôi viết, nhưng tôi
không được viết theo lối hành văn riêng của mình, mà là theo một lối hành văn
khác nào đó. Tôi có quyền để lộ cái bộ mặt tinh thần của tôi, nhưng trước đó tôi
phải đem lại cho nó một nét mặt đã quy định trước! Có con người chính trực nào
mà lại không đỏ mặt vì đòi hỏi đó và không giấu một cách tốt nhất cái đầu của
mình vào dưới chiếc áo choàng? Ít ra, có thể giả định rằng dưới chiếc áo choàng
đó là cái đầu của Giu-pi-te. Một nét mặt đã quy định trước - điều đó chỉ có nghĩa
là: “Bộ mặt thì hay, nhưng diễn xuất lại tồi”.
Các vị hân hoan vì tính nhiều vẻ tuyệt trần, vì sự phong phú vô tận của thiên
nhiên. Chính các vị không đòi hỏi hoa hồng phải thơm như hoa tím, - vậy cớ sao
các vị lại đòi sự phong phú hết sức lớn - tức là tinh thần - chỉ được tồn tại dưới
một dạng mà thôi? Tôi là một nhà văn hài hước, nhưng luật pháp bảo tôi phải viết
một cách nghiêm túc. Tôi hay chế nhạo, nhưng luật pháp quy định rằng văn
phong của tôi phải khiêm tốn. Sự không có màu sắc - đó là màu sắc duy nhất mà
sự tự do này cho phép. Mỗi một giọt sương, được mặt trời chiếu rọi, thì lấp lánh
vô vàn màu sắc nhưng mặt trời tinh thần, - dù cho những tia sáng của nó có rọi
qua bao nhiêu cá tính, bao nhiêu vật thể chăng nữa, - cũng chỉ được đẻ ra một
màu sắc duy nhất, màu sắc quan phương, mà thôi ! Hình thức chủ yếu của tinh