C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 1 - Trang 13

rằng tình hình hiện nay đòi phải giới hạn báo chí, rằng sở dĩ có bản sắc lệnh đó là
vì người ta không tin vào báo chí. Hành động nghiêm ngặt này thậm chí còn tự
biện bạch cho mình với tư cách là một biện pháp tạm thời, có hiệu lực tất cả chỉ
có 5 năm, nhưng tiếc thay nó đã giữ nguyên hiệu lực của nó trong suốt 22 năm.

Ngay dòng sau đây của bản chỉ thị cũng đã chỉ cho chúng ta thấy rõ là nó tự

mâu thuẫn với bản thân như thế nào, khi một mặt, mong muốn việc áp dụng chế
độ kiểm duyệt không vượt quá những giới hạn mà bản sắc lệnh đòi hỏi, dù là theo
bất kỳ một ý nghĩa nào, nhưng mặt khác lại quy định cho chế độ kiểm duyệt phải
vượt qua những giới hạn ấy: “Dĩ nhiên, nhân viên kiểm duyệt cũng có thể cho
phép công khai thảo luận cả những công việc trong nước”. Nhân viên kiểm duyệt
có thể, nhưng anh ta không buộc phải làm việc đó, đó không phải là một điều tất
yếu; chỉ riêng thứ chủ nghĩa tự do thận trọng này cũng đã không những vượt quá
một cách rất rõ ràng những giới hạn của tinh thần chung của bản sắc lệnh về chế
độ kiểm duyệt, mà còn vuợt quá giới hạn của những yêu cầu xác định của bản sắc
lệnh ấy nữa. Sắc lệnh cũ về chế độ kiểm duyệt, cụ thể là điều 2 dẫn ra trong bản
chỉ thị, không những không cho phép thảo luận một cách thẳng thắn các công
việc của Phổ mà thậm chí còn không cho phép thảo luận cả công việc của Trung
Quốc
nữa. “Thuộc về điểm này”, tức là thuộc về việc vi phạm nền an ninh của
quốc gia Phổ và các quốc gia liên minh ở Đức, - bản chỉ thị bình luận, - là tất cả
những mưu toan trình bày dưới một ánh sáng thuận lợi tất cả các đảng tồn tại
trong bất kỳ một nước nào, đang cố lật đổ chế độ nhà nước. Trong những điều
kiện như vậy chẳng lẽ lại cho phép thảo luận một cách thẳng thắn những công
việc của nhà nước Trung Quốc hoặc Thổ Nhĩ Kỳ hay sao? Nếu như những quan
hệ xa xôi như vậy còn đe dọa nền an ninh không vững chắc của Liên bang Đức,
thì mỗi một lời nói không tán thành các công việc nội bộ của Liên bang há lại
không đe dọa Liên bang hay sao?

Như vậy, bản chỉ thị đã vượt ra ngoài giới hạn của điều khoản 2 của bản sắc

lệnh về chế độ kiểm duyệt và thiên về phía chủ nghĩa tự do; thực chất của việc đi
chệch
này sẽ được giải thích ở phần sau, nhưng về hình thức thì nó cũng đáng
khả nghi rồi, trong chừng mực nó tự tuyên bố mình là một kết luận rút ra từ điều
khoản 2, mà bản chỉ thị chỉ khôn ngoan dẫn ra có nửa đầu thôi, nhưng đồng thời
lại bảo nhân viên kiểm duyệt phải tham khảo chính bản thân điều khoản ấy.
Nhưng, mặt khác, bản chỉ thị cũng đi xa hơn bản sắc lệnh về chế độ kiểm duyệt

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.