C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 1 - Trang 15

sự đoan chính của người công dân, đó là một từ nói cho toàn thế gian nghe thấy,
còn tính từ “thù địch” thì nói thầm vào tai nhân viên kiểm duyệt: trong pháp luật
sự khinh bạc được giải thích như vậy đó. Trong bản chỉ thị này, chúng ta sẽ còn
tìm thấy nhiều ví dụ về cái thái độ tế nhị tinh vi này, nó biểu hiện ở chỗ: nói với
công chúng thì dùng một từ chủ quan làm cho công chúng ấy phải đỏ mặt, nhưng
mặt khác, nói với nhân viên kiểm duyệt thì lại dùng một từ khách quan, khiến cho
nhà văn vô tình tái xanh mặt mũi. Bằng cách đó, cũng có thể đặt lettres de
cachet

5

1*

lên ca nhạc.

Và bản chỉ thị về chế độ kiểm duyệt bị rối rắm trong một sự mâu thuẫn thật

là kỳ lạ! Chỉ có sự đả kích nửa vời mới có tính chất khinh bạc, - một sự đả kích
chĩa vào những mặt riêng biệt của hiện tượng, không đủ sâu sắc và nghiêm túc để
đụng đến bản chất của đối tượng; chính những sự đả kích vào cái cá biệt chỉ với
tính cách là cái cá biệt
thôi, mới là khinh bạc. Đả kích vào tôn giáo thì chỉ có thể
làm dưới hình thức khinh bạc hay thù địch thôi, - không có cách gì khác. Sự
không nhất quán ấy, trong đó bản chỉ thị bị lạc lối vào, dù sao cũng chỉ là cái vẻ
bề
ngoài, bởi vì sự không nhất quán ấy dựa trên cái vẻ bề ngoài làm như thể là
nói chung người ta cho phép những sự đả kích nào đó vào tôn giáo. Nhưng chỉ
cần có một cái nhìn vô tư cũng đủ để thấy trong cái vẻ bề ngoài đó chỉ toàn là vẻ
bề ngoài mà thôi. Không thể đả kích vào tôn giáo dưới hình thức thù địch cũng
như dưới hình thức khinh bạc, chung cũng như riêng, nghĩa là nói chung không
được
đả kích vào nó.

Tuy nhiên, nếu như bản chỉ thị đặt những xiềng xích mới lên báo chí triết

học, mâu thuẫn rõ ràng với bản sắc lệnh về kiểm duyệt năm 1819, thì bản chỉ thị
đó ít ra cũng phải nhất quán đến mức là giải phóng cho báo chí tôn giáo khỏi
những xiềng xích cũ, do bản sắc lệnh duy lý trước kia quàng lên nó. Vì chính bản
sắc lệnh ấy tuyên bố mục đích của kiểm duyệt cũng là “đấu tranh chống việc
chuyển một cách cuồng tín những giáo lý tín ngưỡng vào chính trị, và chống lại
sự lẫn lộn khái niệm nảy sinh ra từ đó”. Thật ra, bản chỉ thị mới thận trọng đến
nỗi lờ đi không nói điểm này trong bài bình luận của mình, tuy nhiên, khi trích
dẫn điều 2
nó lại chấp nhận điểm đó. Chuyển một cách cuồng tín những giáo lý
tín ngưỡng vào chính trị nghĩa là thế nào? Điều đó có nghĩa là công bố các giáo
lý tín ngưỡng, xét theo nội dung đặc biệt của chúng, là nhân tố quyết định của
quốc gia; điều đó có nghĩa là lấy bản chất đặc thù của tôn giáo làm tiêu chuẩn
của
quốc gia. Bản sắc lệnh cũ về kiểm duyệt có quyền lên tiếng phản đối sự lẫn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.