C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 1 - Trang 16

lộn khái niệm này, bởi vì nó để dành một tôn giáo riêng biệt, nội dung xác định
của tôn giáo đó, cho sự phê phán.
Nhưng bản chỉ thị cũ dựa vào chủ nghĩa duy lý tầm thường, hời hợt, đã bị chính
các ngài xem thường. Còn các ngài, những người xây dựng nhà nước trên tín
ngưỡng
đạo Cơ Đốc ngay cả trong những chi tiết, các ngài, những kẻ đấu
tranh cho một nhà nước Cơ Đốc giáo, làm thế nào các ngài còn có thể đề nghị sở
kiểm duyệt ngăn ngừa sự lẫn lộn khái niệm này?

Sự lẫn lộn các nguyên tắc chính trị và các nguyên tắc đạo Cơ Đốc đã trở

thành tín điều chính thức. Chúng ta giải thích một đôi chút về sự lẫn lộn đó. Nếu
chỉ nói về đạo Cơ Đốc với tư cách là một tôn giáo đã được thừa nhận, thì trong
nước của mình các ngài có các tín đồ đạo Thiên chúa và các tín đồ Tin lành. Cả
hai loại tín đồ này đều đưa ra những yêu sách như nhau đối với nhà nước, cũng
giống như họ có trách nhiệm như nhau đối với nhà nước. Không nói đến những
bất đồng có tính chất tôn giáo của mình, họ đều đòi hỏi như nhau rằng nhà nước
phải là sự thực hiện lý tính chính trị và pháp luật. Còn các ngài thì mong muốn
một nhà nước Cơ Đốc giáo. Nếu nhà nước của các ngài sẽ là nhà nước Cơ Đốc
theo thuyết của Lu-the,
thì khi đó đối với tín đồ đạo Thiên chúa nhà nước ấy sẽ
biến thành chính cái giáo hội không phải của người theo đạo Thiên chúa, cái giáo
hội mà người ấy cần phải bác bỏ với tư cách là một tà giáo, - thành một giáo hội
mà bản chất bên trong đối lập lại với anh ta. Trong trường hợp ngược lại thì cũng
thế. Nếu như các ngài tuyên bố tinh thần chung của đạo Cơ Đốc là tinh thần đặc
thù
của nhà nước các ngài, thì khi đó các ngài giải quyết vấn đề: tinh thần chung
của đạo Cơ Đốc là cái gì, trên cơ sở những quan điểm Tin lành của các ngài. Các
ngài định nghĩa nhà nước Cơ Đốc giáo là cái gì, mặc dù thời gian gần đây đã chỉ
cho các ngài thấy rằng các quan chức cá biệt của chính phủ đã không biết vạch
ranh giới giữa tôn giáo và thế tục, giữa nhà nước và nhà thờ. Nhân sự lẫn lộn
khái niệm
này, không phải các cơ quan kiểm duyệt, mà là các nhà ngoại giao đã
phải tiến hành những cuộc đàm phán với nhau, chứ không phải đưa ra một quyết
định

7

. Cuối cùng, các ngài lại đứng trên quan điểm tà đạo, khi các ngài vứt bỏ

giáo lý nổi tiếng, coi đó là một thứ giáo lý không bản chất. Còn nếu như các ngài
lại gọi nhà nước của các ngài là nhà nước Cơ Đốc giáo một cách chung chung,
thì như vậy, các ngài lại thừa nhận dưới một hình thức ngoại giao khéo léo rằng
không phải là một nhà nước Cơ Đốc giáo. Như vậy, hoặc là các ngài cấm lôi
cuốn tôn giáo vào chính trị nói chung, - nhưng các ngài lại không muốn điều đó,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.