C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 1 - Trang 17

bởi vì các ngài muốn biến lòng tin, chứ không phải lý tính, thành chỗ tựa của nhà
nước; đối với các ngài thì tôn giáo cũng là sự phê chuẩn phổ biến cái hiện tồn, -
hoặc là các ngài cũng cho phép chuyển một cách cuồng tín tôn giáo vào chính trị.
Hãy để cho tôn giáo làm chính trị theo kiểu của nó. Nhưng một lần nữa, các ngài
lại không muốn điều đó. Tôn giáo phải ủng hộ chính quyền thế tục, nhưng là để
cho chính quyền thế tục không phục tùng tôn giáo. Nếu các ngài kéo tôn giáo vào
chính trị, thì mọi nguyện vọng của chính quyền thế tục muốn quy định tôn giáo
phải hành động như thế nào trong chính trị, đều là một mưu đồ rõ ràng, và hơn
nữa là một mưu đồ chống tôn giáo. Người nào do những động cơ tôn giáo mà
muốn gắn mình với tôn giáo, thì người đó phải trao cho tôn giáo tiếng nói quyết
định trong tất cả mọi vấn đề. Hay có thể là các ngài hiểu tôn giáo là sự sùng bái
quyền lực không hạn chế của bản thân các ngài và sự khôn ngoan của chính phủ
chăng?

Tinh thần chính giáo của bản chỉ thị mới về kiểm duyệt cũng xung đột với

chủ nghĩa duy lý của bản sắc lệnh cũ về kiểm duyệt dưới một hình thức khác nữa.
Bản sắc lệnh cũ gộp cả việc đàn áp tất cả “những gì xúc phạm tới đạo đức
những phong tục tốt đẹp” vào trong những nhiệm vụ của kiểm duyệt. Bản chỉ thị
dẫn điểm đó với tư cách là một đoạn trích trong điều 2. Nhưng nếu đối với tôn
giáo, bản chỉ thị có một số điểm bổ sung trong lời bình luận của nó, thì đối với
đạo đức lời bình luận này không tránh khỏi những thiếu sót. Sự xúc phạm tới đạo
đức
và những phong tục tốt đẹp biến thành sự vi phạm “phép lịch sự, tập quán và
lễ tiết bề ngoài”. Chúng ta thấy rằng đạo đức với tư cách là đạo đức, là nguyên
tắc của cái thế giới
phục tùng những quy luật của bản thân nó, thì đang biến đi,
và những biểu hiện bề ngoài, lễ tiết của cảnh sát, phép lịch sự có tính chất ước lệ
lại thay cho
bản chất. “Ai xứng đáng với danh dự thì thưởng cho họ danh dự”, - chúng ta thấy
sự nhất quán thật sự là ở đó. Nhà lập pháp đặc thù Cơ Đốc giáo không thể thừa
nhận đạo đức
là một phạm trù độc lập, tự nó đã là thiêng liêng, bởi vì người đó
tuyên bố bản chất phổ biến bên trong của đạo đức là vật phụ thuộc của tôn giáo.
Đạo đức độc lập xúc phạm đến các nguyên tắc phổ biến của tôn giáo, còn những
khái niệm đặc thù của tôn giáo thì mâu thuẫn với đạo đức. Đạo đức chỉ thừa nhận
có cái tôn giáo phổ biến và lý tính của chính nó, còn tôn giáo thì chỉ thừa nhận
cái đạo đức chính diện của mình. Như vậy, theo bản chỉ thị đó, cơ quan kiểm
duyệt sẽ phải bác bỏ những anh hùng về tư tưởng trong lĩnh vực đạo đức như

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.