Can-tơ, Phi-stơ, Xpi-nô-da với tư cách là những con người phi tôn giáo, là những
con người xúc phạm tới phép lịch sự, tới tập quán và tới lễ tiết bề ngoài. Tất cả
những nhà đạo đức này đều xuất phát từ mâu thuẫn có tính chất nguyên tắc giữa
đạo đức và tôn giáo, bởi vì đạo đức dựa trên tính tự trị của tinh thần con người,
còn tôn giáo thì lại dựa trên tha luật
1*
của tinh thần đó. Từ những điều mới mẻ
khó chịu này của kiểm duyệt, thể hiện ra, một mặt, ở trong sự giảm sút lương tâm
đạo đức của nó và mặt khác, trong việc lương tâm tôn giáo của nó trở nên gay gắt
hơn theo kiểu quá ư nghiêm khắc, chúng ta sẽ chuyển sang những điều vui sướng
hơn, sang những nhượng bộ.
“Đặc biệt, từ đó phải kết luận rằng những tác phẩm trong đó toàn bộ cơ quan quản lý của nhà nước, hay
những chi nhánh riêng biệt của nó bị đánh giá, và trong đó thảo luận các đạo luật đã công bố hoặc còn phải
công bố theo giá trị bên trong của chúng, vạch rõ các khuyết điểm và thiếu sót, chỉ ra hoặc đề nghị những ý
kiến cải tiến, - rằng không được cấm đoán những tác phẩm đó chỉ với lý do là những tác phẩm đó được viết
không phải theo tinh thần của chính phủ, chỉ cần là các tác phẩm đó được trình bày một cách xứng đáng,
còn khuynh hướng của chúng thì không có vấn đề gì”.
Tính khiêm tốn và tính nghiêm túc của công trình nghiên cứu - yêu cầu đó là
chung đối với bản chỉ thị mới và đối với bản sắc
lệnh về kiểm duyệt, nhưng bản chỉ thị lại coi tính chất lịch sự của việc trình bày,
cũng như tính chân thật của nội dung, đều không đủ. Tiêu chuẩn cơ bản đối với
nó là khuynh hướng - hơn nữa, đó là tư tưởng cơ bản của nó; trong khi đó thì ở
bản sắc lệnh, thậm chí từ “khuynh hướng” cũng không thể tìm thấy. Khuynh
hướng đó là cái gì, - bản chỉ thị mới cũng không hề nói gì về vấn đề này. Nhưng
bản chỉ thị coi khuynh hướng có một ý nghĩa như thế nào thì đoạn sau đây sẽ chỉ
rõ:
“Ở đây nhất thiết phải giả định rằng khuynh hướng của những lý do đã nêu ra đối với các biện pháp của
chính phủ, không phải là thù địch hay có ác ý, mà là thiện ý; và cơ quan kiểm duyệt phải có thiện ý và có
nhận thức để biết phân biệt cái nọ với cái kia. Phù hợp với điều đó, các nhân viên kiểm duyệt cũng phải đặc
biệt chú ý tới hình thức và giọng văn của các tác phẩm nhằm đưa in, và không cho phép in những tác phẩm
ấy, nếu như do tính chất hăng say, gay gắt và có định kiến, khuynh hướng của chúng tỏ ra là có hại”.
Như vậy, người cầm bút trở thành nạn nhân của chủ nghĩa khủng bố kinh
khủng nhất, phải chịu sự xét xử của lòng ngờ vực. Những đạo luật chống khuynh
hướng, những đạo luật không đưa ra những tiêu chuẩn khách quan, là những đạo
luật khủng bố, thuộc loại những đạo luật do sự tối cần thiết của nhà nước dưới