cả trong khuynh hướng không phải theo chủ nghĩa tự do, bằng cách bổ sung thêm
những điều hạn chế mới vào những hạn chế cũ đối với báo chí.
Trong điều khoản 2 đã dẫn ra trên đây của bản sắc lệnh về chế độ kiểm
duyệt có nói:
“Mục đích của nó” (của chế độ kiểm duyệt) “không cho phép có cái gì chống lại những nguyên tắc chung
của tôn giáo, k h ô n g k ể đ ế n những ý kiến và những học thuyết của các đảng phái tôn giáo riêng biệt
và của các giáo phái được chấp nhận trong quốc gia”.
Năm 1819, chủ nghĩa duy lý hãy còn thống trị; dưới danh từ tôn giáo nói
chung nó hiểu đó là cái gọi là tôn giáo của lý trí. Quan điểm duy lý này cũng là
quan điểm của bản sắc lệnh về chế độ kiểm duyệt, tuy vậy, bản sắc lệnh không
triệt để đến mức là khi nhằm mục đích bảo vệ tôn giáo, nó lại đứng trên quan
điểm phi tôn giáo. Chính việc tách các nguyên tắc chung của tôn giáo ra khỏi nội
dung chính diện của nó và những hình thức xác định của nó, cũng đã mâu thuẫn
với những nguyên tắc chung của tôn giáo, bởi vì mỗi một tôn giáo đều giả định
rằng do bản chất riêng của mình, nó khác hẳn với tất cả các tôn giáo đặc thù, giả
tưởng khác, và chính nó, dưới tính quy định này của mình,
mới là một tôn giáo chân chính. Trong điều khoản 2 do nó dẫn ra, bản chỉ thị mới
về chế độ kiểm duyệt đã bỏ qua điều quy định hạn chế bổ sung, theo đó thì các
đảng phái tôn giáo và các giáo phái riêng biệt không được hưởng quyền bất khả
xâm phạm, nhưng bản chỉ thị không dừng lại ở đây mà còn đưa ra lời bình luận
sau đây:
“Không thể dung thứ tất cả những gì chống lại - dưới một hình thức khinh bạc, thù địch - đạo Cơ Đốc nói
chung, hoặc chống lại một giáo lý nhất định”.
Sắc lệnh cũ về chế độ kiểm duyệt không có một lời nào nói tới đạo Cơ Đốc;
trái lại nó phân biệt tôn giáo với tất cả các đảng phái tôn giáo và các giáo phái cá
biệt. Bản chỉ thị mới về chế độ kiểm duyệt không những biến tôn giáo nói chung
thành đạo Cơ Đốc mà còn bổ sung thêm những từ: một giáo lý nhất định. Thật là
một con đẻ quý báu của nền khoa học chúng ta, sau khi nó trở thành một khoa
học Cơ Đốc giáo! Ai còn dám phủ nhận việc nó rèn những xiềng xích mới cho
báo chí? Không được lên tiếng chống đối tôn giáo nói chung cũng như nói riêng.
Hay là các ngài nghĩ rằng những tiếng “khinh bạc, thù địch” đã biến những xiềng
xích mới ấy thành những xiềng xích làm bằng hoa hồng chăng? Cái đó được nói
một cách khéo léo biết bao: khinh bạc, thù địch! Tính từ “khinh bạc” kêu gọi đến