C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 1 - Trang 12

chứng minh điều đó. Trong trường hợp ấy, tại sao lại không quay hẳn về lối văn
phong bàn giấy của người Đức ở thời kỳ tốt đẹp xưa kia? Các anh hãy viết một
cách tự do, nhưng mỗi chữ của các anh đều phải cúi chào sự kiểm duyệt của phái
tự do, nó sẽ để cho những ý kiến vừa nghiêm túc vừa khiêm tốn của các anh đi lọt
qua, miễn là các anh không mất cái cảm giác tôn kính thôi!

Luật pháp không nhấn mạnh chân lý, mà nhấn mạnh tính khiêm tốn và

nghiêm túc. Như vậy, ở đây, tất cả đều dẫn đến một ý nghĩ - tất cả những gì nói
về tính nghiêm túc, khiêm tốn, và trước hết là về chân lý, thì ở đằng sau tầm rộng
không rõ ràng của nó, đều có ẩn giấu một tính chất rất rõ ràng, rất đáng ngờ của
chân lý.

“Chế độ kiểm duyệt”, - trong bản chỉ thị nói tiếp, - “quyết không được vận dụng theo nghĩa xoi mói nhỏ

nhen vượt khỏi giới hạn của cái mà đạo luật này đòi hỏi”.

Trước hết, mấy chữ "đạo luật này" ngụ ý nói đến điều khoản thứ hai của sắc

lệnh năm 1819, nhưng sau đó bản chỉ thị lại viện vào "tinh thần" của bản sắc lệnh
về chế độ kiểm duyệt nói chung. Hợp nhất cả hai định nghĩa trên rất dễ dàng.
Điều khoản thứ hai - đó là tinh thần tập trung của bản sắc lệnh về chế độ kiểm
duyệt, còn những điều khoản khác của bản sắc lệnh là sự tiếp tục chia nhỏ tinh
thần đó và quy định nó một cách chi tiết hơn. Chúng tôi cho rằng những biểu hiện
dưới đây
có thể là nét đặc trưng tốt nhất của tinh thần đã nói:

Điều VII. "Quyền tự do không bị kiểm duyệt đã ban t ừ t r ư ớ c đ ế n n a y cho Viện hàn lâm khoa

học và cho các trường Đại học, từ nay trở đi sẽ bãi bỏ trong thời hạn là 5 năm.

Đ10. Sắc lệnh tạm thời hiện nay sẽ có hiệu lực trong thời gian 5 năm kể từ ngày hôm nay. Trước thời hạn

này Quốc hội Liên bang phải nghiên cứu cặn kẽ vấn đề làm thế nào để có thể dẫn đến việc thi hành bản sắc

lệnh cùng loại về tự do báo chí, đã được nhắc tới ở điều 18 trong Đạo luật của Liên bang: phù hợp với vấn

đề đó là việc quyết định dứt khoát về những giới hạn bình thường của tự do báo chí ở Đức”.

Không thể gọi đạo luật bãi bỏ tự do báo chí ở nơi nào sự tự do đó đang còn

tồn tại, và dùng sự kiểm duyệt để làm cho quyền tự do đó trở thành thừa ở nơi nào
phải thực hành quyền tự do ấy, là đạo luật thuận lợi cho báo chí. Tiếp nữa, §10
trực tiếp thừa
nhận rằng thay cho sự tự do báo chí, - đã được nhắc tới ở điều 18 eửa Đạo luật
liên bang

6

, và có thể là vào một lúc nào đó sẽ được thực hiện, - là việc tạm thời

thi hành đạo luật về chế độ kiểm duyệt. Cái quid pro quo

4

1*

đó, ít ra, cũng chỉ rõ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.