Buổi sáng, mới mờ đất, con đã phải dậy để dọn dẹp nhà ăn và để sắp xếp lại từng chiếc bàn ghế trong phòng
họp. Làm xong việc này, con còn phải đến nhận lệnh của Giu-pi-te, và suốt ngày, với tư cách là liên lạc viên,
con phải chạy lên chạy xuống theo sự sai bảo của ông ta. Vừa mới về người còn đầy bụi bậm, con đã phải
phục vụ bàn ăn và bưng các món ăn của các vị thần. Nhưng, khổ nhất, con là người duy nhất mà ban đêm
cũng không được để yên, bởi vì ban đêm con phải dẫn những linh hồn của người chết đến gặp Plu-tôn và
phải ở lại đây để thực hiện mọi nhiệm vụ trong khi xử tội chúng. Hình như công việc hàng ngày của con còn
ít hay sao, vì con vẫn phải có mặt trong những buổi tập thể dục, vẫn phải làm tròn trách nhiệm của người
truyền lệnh sứ trong các hội nghị nhân dân, giúp đỡ các hộ dân quan trong việc học tập các bài nói, - tuy bị
kiệt sức dưới gánh nặng của rất nhiều nghĩa vụ như vậy, nhưng người ta vẫn còn đổ lên đầu con tất cả những
công việc có liên quan đến những người chết.
Từ ngày bị đuổi ra khỏi Ô-lim-pơ, thì Héc-mét, theo thói quen cũ, vẫn tiếp
tục thực hiện “những trách nhiệm nô lệ” và tiến hành mọi công việc có liên quan
đến người chết.
Có phải bản thân Héc-mét, hay con trai của vị thần đó, tức thần Pan đầu
người mình dê, đã viết bài báo gầy guộc trong số báo 179 hay không, - xin độc
giả hãy quyết định lấy, nhưng trước hết, độc giả cần phải nhớ rằng Héc-mét,
người Hy Lạp, là vị thần của thuật hùng biện và của phép lô-gích.
“Thông qua báo chí để truyền bá những tư tưởng triết học và tôn giáo, cũng như tiến hành cuộc đấu tranh
trên báo chí chống lại những tư tưởng đó, - chúng tôi đều cho là không thể chấp nhân được”.
Nghe lời tán nhảm của người già đó, tôi lập tức nhận thấy rằng tác giả
1*
có
ý đồ đưa ra một bài giáo huấn hết sức buồn tẻ, đầy rẫy đủ mọi lời sấm truyền.
Tuy vậy, khi cố gắng kìm bớt sự sốt ruột của mình, tôi tự nhủ rằng tôi không có
cơ sở nào để không tin con người biết điều ấy, con người đủ thành thật để nói lên
ý kiến của mình tại nhà với tất cả sự thẳng thắn của mình, - và tôi đọc tiếp.
Nhưng, - ôi kỳ lạ! - hóa ra bài báo mà ta không thể nào chê trách là có một tư
tưởng triết học, dầu chỉ là một tư tưởng thôi, - bài báo ấy chí ít cũng có xu hướng
muốn tiến hành cuộc đấu tranh chống những tư tưởng triết học và truyền bá
những tư tưởng tôn giáo.
Một bài báo tự mình phản đối quyền tồn tại của mình, tự mình đưa ra trước
một lời tuyên bố về sự không có thẩm quyền của mình, thì liệu có thể có bổ ích gì
cho chúng ta? Tác giả hay nói này sẽ trả lời chúng ta rằng bản thân ông ta đang
chỉ bảo cho chúng ta thấy cần phải đọc những bài báo ba hoa của ông ta như thế
nào. Ông ta nói rằng ông tự giới hạn trong việc đưa ra những mẩu tư tưởng, còn