C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 1 - Trang 117

“Chúng ta không thể nén được trong lòng sự phản kháng chống lại cách hành động như vậy; cách hành

động này, nếu như không phải giản đơn là hậu quả của một sự sơ suất ngẫu nhiên, thì không thể có mục đích

nào khác ngoài mục đích làm mất uy tín của một phong trào tự do hơn của báo chí trước dư luận xã hội, và

bằng cách đó, trao con chủ bài vào tay những kẻ thù của tự do ấy, bọn này không dám phản đối công khai để

khỏi bị thất bại”.

Kiểm duyệt, - người bảo vệ rất mực dũng cảm và cũng rất mực thông minh

này của tự do báo chí dạy chúng ta, - nếu như không phải chỉ là con báo Anh với
dòng chữ “I sleep, wake me not!”

47

1*

, thì nó đã đi theo con đường “tai hại” đó, để

làm mất uy tín một phong trào tự do lớn của báo chí trước dư luận xã hội.

Lẽ nào cần phải làm mất uy tín một phong trào báo chí như thế, phong trào

coi nghĩa vụ của mình là lưu ý kiểm duyệt đến “những sự sơ suất ngẫu nhiên”, và
hy vọng rằng “con dao con của nhân viên kiểm duyệt" sẽ duy trì thanh danh của
nó trước dư luận xã hội?

Phong trào đó chỉ có thể được gọi là "tự do" trong chừng mực sự tự do vô

liêm sỉ đôi lúc cũng được gọi là "tự do", và lẽ nào việc tự coi mình là một chiến sĩ
đấu tranh mở rộng tự do báo chí, đồng thời lại dạy chúng ta rằng báo chí nhất
định sẽ ngã xuống hố, một khi hai người sen đầm thôi không nắm tay dẫn nó đi
nữa, - lẽ nào việc đó lại không phải là một sự vô liêm sỉ ngu đần và giả dối.

Và toàn bộ chế độ kiểm duyệt sẽ đi tới đâu, tất cả những bài xã luận ấy sẽ đi

tới đâu, nếu báo chí triết học tự làm mất uy tín mình trước dư luận xã hội? Lẽ dĩ
nhiên, tác giả quyết không muốn giới hạn sự “tự do nghiên cứu khoa học”.

“Ngày nay công việc nghiên cứu khoa học được quyền có một môi trường hoạt động rộng rãi nhất, không

bi hạn chế nhất”.

Nhưng, con người ấy có một quan niệm như thế nào về công việc nghiên

cứu khoa học, lời tuyên bố dưới đây có thể cho thấy rõ điều đó:

“Cần phải tiến hành một sự phân biệt chặt chẽ giữa những gì mà tự do nghiên cứu khoa học đòi hòi (bản

thân đạo Cơ Đốc chỉ có thể được lợi về sự nghiên cứu này mà thôi), với những gì nằm bên ngoài giới hạn

của công việc nghiên cứu khoa học”.

Ai phải quy định giới bạn của việc nghiên cứu khoa học nếu không phải là

bản thân việc nghiên cứu khoa học đó? Theo tư tưởng của bài xã luận này, giới
hạn của khoa học cần phải được ấn định trước cho nó. Như vậy, bài xã luận thừa
nhận sự tồn tại của "lý trí chính thức", lý trí này không học tập ở khoa học, mà

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.