dạy cho khoa học, với tư cách là một thượng đế thông thái nào đó, nó quy đình rõ
mỗi sợi râu của nhà khoa học cần phải có quy mô như thế nào, để cho nhà khoa
học đó trở thành hiện thân của sự khôn ngoan của thế giới. Bài xã luận tin tưởng
vào sự cổ vũ có tính chất khoa học của kiểm duyệt.
Trước khi theo dõi tiếp những lập luận bậy bạ đó của bài xã luận về “công
việc nghiên cứu khoa học”, chúng ta hãy thưởng thức một chút cái "triết lý tôn
giáo" của ông H.
1*
tức là cái “khoa học của bản thân” ông ta.
“Tôn giáo là cơ sở của nhà nước và là điều kiện hết sức cần thiết của mọi sự thống nhất xã hội, không chỉ
nhằm đạt tới mục tiêu bên ngoài”.
Bằng chứng: “Dưới hình thức thô thiển nhất của nó, dưới hình thức bái vật giáo ấu trĩ, trên một mức độ
nhất định, tôn giáo vẫn nâng con người lên trên những dục vọng thể xác; những dục vọng này, nếu con người
hoàn toàn phục tùng chúng sẽ hạ thấp con người xuống trình độ súc vật và làm cho con người không còn
khả năng thực hiện bất kỳ một nhiệm vụ nào cao hơn”.
Tác giả bài xã luận gọi bái vật giáo là “hình thức thô thiển nhất" của tôn
giáo. Do đó, ông ta thừa nhận những gì mà những đại diện của việc “nghiên cứu
khoa học” đã quy định không cần đến sự đồng ý của ông ta, cụ thể là thừa nhận
rằng "việc thần thành hóa súc vật" là một hình thức tôn giáo cao hơn bái vật
giáo; nhưng lẽ nào việc thần thánh hóa súc vật lại không đặt con người thấp hơn
trình độ súc vật, lẽ nào việc đó lại không làm cho súc vật trở thành vị thần của
con người?
Ôi, những câu chuyện như vậy về “bái vật giáo”! Sự thông thái lấy từ những
tập sách nhỏ giá một xu là ở đó! Bái vật giáo còn rất xa mới nâng được con người
lên trên những dục vọng thể xác; trái lại, nó là “tôn giáo của những dục vọng thể
xác”. Óc tưởng tượng, được dục vọng nung nấu, tạo ra ở con người theo bái vật
giáo cái ảo tưởng dường như “vật vô tri vô giác” có thể thay đổi những đức tính
tự nhiên của mình chỉ nhằm mục đích thỏa mãn sở thích hay thay đổi của anh ta.
Vì vậy dục vọng thô bạo của người theo bái vật giáo đập vỡ bái vật của mình một
khi vật này không còn là tên đầy tớ hết sức trung thành của y nữa.
“Tại những nước đạt tới ý nghĩa lịch sử cao, thời đại phồn vinh của đời sống nhân dân trùng hợp với thời
đại phát triển hết sức cao của ý thức tôn giáo; còn thời kỳ sự vĩ đại và sức mạnh của họ suy đồi thì trùng hợp
với thời kỳ suy đồi của đời sống tôn giáo của họ”.
Muốn trở thành chân lý thì lời khẳng định của tác giả cần phải được lật
ngược trở lại, - tác giả đã đặt lộn ngược lịch sử. Hy Lạp và La Mã chính là những