an cũng đã theo, - cho rằng có thể bắt buộc tinh thần thời đại đang tự mở đường
cho mình phải hoàn toàn biến mất, bằng cách chỉ cần nhắm mắt để không nhìn
thấy tinh thần đó mà thôi. Nhưng chúng ta hãy dừng lại ở tính chất tầm thường
của những kết luận của bản thân H.. Trong những tôn giáo cổ xưa, “những tia
sáng yếu ớt của tư tưởng về cơ sở thần thánh đã bị bao phủ bởi bóng đen dày đặc
của những lầm lạc” và vì vậy đã không thể đứng vững trước những lý lẽ của
những công trình nghiên cứu khoa học. Đối với đạo Cơ Đốc thì tình hình chính là
ngược lại, - bất kỳ chiếc máy tư duy nào cũng sẽ rút ra kết luận như vậy từ những
lời lẽ ấy. Và thật vậy, H. khẳng định:
“Những kết quả hết sức vĩ đại của sự nghiên cứu khoa học cho đến nay cũng chỉ dùng để xác nhận chân
lý của đạo Cơ Đốc”.
Ở đây chúng ta sẽ không bàn đến vấn đề là mọi học thuyết triết học của quá
khứ, không trừ một học thuyết nào, mỗi học thuyết vào thời kỳ của mình, đều bị
các nhà thần học kết tội là đã phản bội đạo Cơ Đốc; hơn nữa, thậm chí cả Ma-lơ-
brăng-sơ sùng đạo và I-a-cốp Buê-mơ, người thể hiện ra như là được thượng đế
soi sáng, cũng không tránh khỏi số phận như vậy; chúng ta cũng sẽ không bàn
đến việc Lai-bơ-nít-xơ bị nông dân vùng Brao-svai-gơ đặt cho cái biệt hiệu là
“Löwenix” (kẻ không tin vào điều gì cả) và bị Clác, một người Anh, và những
người khác thuộc phái Niu-tơn buộc tội là theo chủ nghĩa vô thần. Chúng ta cũng
sẽ không nhắc tới vấn đề là đạo Cơ Đốc - như bộ phận tai to mặt lớn nhất và triệt
để nhất trong các nhà thần học theo đạo Tin lành khẳng định, - không thể đồng ý
với lý trí, bởi vì lý trí “thế tục” mâu thuẫn với lý trí “tôn giáo”, - điều đã được
Téc-tu-li-an thể hiện bằng cái công thức cổ điển của mình: “verum est, quia
absurdum est”
1*
. Chúng ta chỉ nói rằng: các vị có thể chứng minh sự phù hợp
giữa các kết luận của khoa học với các kết luận của tôn giáo bằng con đường nào
khác hay không, ngoài con đường là sau khi dành cho khoa học một sự tự do phát
triển hoàn toàn, các vị lại buộc nó phải hòa tan trong tôn giáo? Bất kỳ một sự
cưỡng bách nào khác, dù sao cũng sẽ không thể là một sự chứng minh.
Tất nhiên, nếu như ngay từ đầu, các vị chỉ thừa nhận những gì phù hợp với
quan điểm của các vị là kết quả nghiên cứu khoa học, thì các vị có thể đóng vai
trò của các nhà tiên tri một cách không khó khăn gì. Nhưng, khi đó sự chứng
minh của các vị có gì ưu việt hơn lời khẳng định của người Bà-la-môn ở Ấn Độ,