C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 1 - Trang 122

“quá giang tùy khúc, nhập gia tùy tục”? Phải chăng ở một nước nó phải tin rằng 3
x 1 = 1, ở nước khác - đàn bà không có linh hồn, còn ở nước thứ ba
thì trên trời người ta uống bia? Lẽ nào lại không có bản tính “phổ biến của con
người,
cũng giống như có bản tính phổ biến của cây cỏ và các vì sao? Triết học
đặt câu hỏi: chân lý là gì? - chứ không phải đặt câu hỏi: cái gì được coi là chân
lý? Triết học quan tâm đến cái gì là chân lý đối với mọi người, chứ không phải
đến cái gì là chân lý đối với một số ít; những chân lý siêu hình của nó không biết
đến những ranh giới của địa lý chính trị; còn những “ranh giới” này bắt đầu ở đâu
- điều này đã quá rõ đối với những chân lý chính trị của nó, thành thử không thể
có sự lẫn lộn giữa chân trời mờ ảo của những thế giới quan riêng và của những
quan điểm dân tộc, với chân trời chân chính của tinh thần con người. Trong số
những người bảo vệ đạo Cơ Đốc, H. là người yếu nhất.

Sự tồn tại lâu dài của đạo Cơ Đốc là bằng chứng duy nhất mà H. dẫn ra ở

đây để bảo vệ đạo Cơ Đốc. Nhưng, cả triết học nữa, há nó đã chẳng tồn tại từ thời
Ta-lét cho đến ngày nay, và chính H. đã chẳng khẳng định rằng hiện nay, hơn bao
giờ hết, triết học thậm chí còn đưa ra nhiều tham vọng hơn và đánh giá ý nghĩa
của mình cao hơn nữa, đó sao?

Cuối cùng, H. đã chứng minh như thế nào rằng nhà nước hiện đại là nhà

nước “Cơ Đốc giáo”, rằng nhà nước đặt cho mình nhiệm vụ không phải là hợp
nhất một cách tự do những cá nhân có đạo đức mà là hợp nhất những người tin
đạo, không phải thực hiện tự do, mà là thực hiện giáo lý? - “Tất cả các quốc gia
châu Âu chúng ta đều lấy đạo Cơ Đốc làm nền tảng của mình”.

Như thế có nghĩa là nước Pháp cũng vậy ư? Trong hiến chương

45

, điều thứ

ba, không viết: “mọi tín đồ Cơ Đốc giáo” hoặc “chỉ có tín đồ Cơ Đốc giáo”, mà
viết "tất cả mọi người Pháp đều có quyền hạn ngang nhau trong việc đảm nhiệm
những chức vụ dân sự và quân sự”.

Trong bộ luật của nước Phổ cũng vậy, phần II, chương VIII, viết:

“Trách nhiệm chính yếu của nguyên thủ quốc gia là bảo đảm sự yên tĩnh và an ninh cho đất nước từ bên

ngoài cũng như từ bên trong và bảo vệ cho mọi người khỏi bị dùng bạo lực xâm phạm đến những gì thuộc về

người đó”.

Còn theo Đ1 thì nguyên thủ quốc gia thống nhất vào bản thân mình “tất cả

mọi trách nhiệm và quyền hạn của nhà nước”. Điều này không có nghĩa là trách

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.