chiến với tác giả bài xã luận gầy guộc, chúng tôi cho rằng làm gián đoạn công
việc tự thủ tiêu mình của ông ta là điều không chính đáng.
Trước hết, một câu hỏi được đặt ra: “Triết học có cần phải đề cập cả những
vấn đề tôn giáo trong các bài báo hay không?”.
Chỉ có thể trả lời câu hỏi này, sau khi đã phê phán nó.
Triết học, đặc biệt là triết học Đức, có xu hướng tìm kiếm sự ẩn dật, có xu
hướng thu mình trong những hệ thống của mình và đắm mình trong sự tự trực
quan một cách bình thản; tất cả những điều này, ngay từ đầu, đem triết học ra đối
lập với tính chất chung của báo chí, coi như là một điều gì xa lạ đối với triết học,
- tinh thần sẵn sàng chiến đấu thường xuyên của báo chí, sự ham mê quan tâm
của chúng đến những câu chuyện thời sự ồn ào mà báo chí vội vã thông báo. Triết
học, được xem xét trong sự phát triển có hệ thống của nó, không được người ta
hâm mộ; việc triết học tự đào sâu một cách bí ẩn, dưới con mắt của những người
không hiểu biết là một công việc vừa kỳ dị lại vừa không thực tiễn; người ta nhìn
triết học như là nhìn vào ông thầy ảo thuật mà những câu thần chú vang lên một
cách trang nghiêm, bởi vì không ai hiểu được những câu thần chú đó cả.
Theo tính chất của nó, triết học không bao giờ tiến bước đầu tiên tới chỗ
thay bộ áo nhà tu khổ hạnh lấy bộ áo nhẹ nhàng hợp thời trang của báo chí.
Nhưng các triết gia không mọc lên như nấm từ trái đất, họ là sản phẩm của thời
đại của mình, của dân tộc mình, mà dòng sữa tinh tế nhất, quý giá và vô hình
được tập trung lại trong những tư tưởng triết học. Cũng chính cái tinh thần xây
dựng những đường sắt bàng bàn tay của công nhân, đang xây dựng những hệ
thống triết học trong đầu óc các triết gia. Triết học không treo lơ lửng ở ngoài thế
giới, cũng như bộ óc không tồn tại bên ngoài con người, mặc dù óc không nằm ở
trong dạ dày. Nhưng dĩ nhiên, thoạt đầu triết học được gắn lên với thế giới nhờ bộ
óc, và chỉ sau đó nó mới đứng vững trên trái đất bằng hai chân; trong lúc đó thì
nhiều lĩnh vực hoạt động khác của con người từ lâu đã tựa hai chân lên mặt đất và
hái hoa quả của thế gian bằng hai bàn tay, mà thậm chí không hoài nghi rằng
“đầu óc” cũng thuộc về thế giới đó, hay thế giới đó là thế giới của đầu óc.
Vì mọi triết học chân chính đều là tinh hoa về mặt tinh thần của thời đại
mình, nên nhất định sẽ có thời kỳ mà triết học, không chỉ về bên trong, theo nội
dung của nó, mà cả về bên ngoài, theo sự biểu hiện của nó, sẽ tiếp xúc và tác
động qua lại tới thế giới hiện thực của thời đại của mình. Lúc đó, triết học sẽ