xuyên tạc họ
49
. Tờ “Allgemeine” ở Au-xbuốc đã hát vang những điệu ca hùng
tráng, hầu như mỗi đoạn mở đầu lại làm vang lên đề tài nói rằng đối với một
mệnh phụ khôn ngoan thì triết học thậm chí cũng không đáng để dùng làm đề tài
nói chuyện, rằng triết học là sự thích thú của tầng lớp thanh niên nhẹ dạ, là cái
“mốt” của những nhóm no nê cuộc sống, v.v.. Nhưng, bất chấp tất cả những cái
đó, người ta vẫn không thể lảng tránh triết học, và tiếng trống vẫn không ngừng
vang lên, bởi vì báo Au-xbuốc đã xây dựng những trận hò hét om sòm của mình
để chống lại triết học trên một nhạc cụ duy nhất - cái trống đơn điệu. Trên tất cả
các tờ báo Đức, từ những tờ “Berliner politisches Wochenblatt” và “Hamburger
Korres-pondent”
50
, cho đến những tờ báo nhỏ ở nơi xa xôi hẻo lánh, đến tờ
"Kölnische Zeitung", người ta đã gõ trống khua chuông theo đủ mọi kiểu về Hê-
ghen và Sê-linh, Phoi-ơ-bắc và Bau-ơ, về tờ “Deutsche Jahrbücher”
51
v.v.. - Cuối
cùng, công chúng càng nóng lòng mong muốn nhìn thấy bản thân con quái vật
Lê-vi-a-phan, hơn nữa là vì trong các bài báo bán chính thức người ta đã đe dọa,
dựa vào các mệnh lệnh hành chính, đưa triết học vào những khuôn khổ do luật
pháp quy định. Chính vào lúc đó triết học đã xuất hiện trên báo chí. Từ lâu triết
học vẫn giữ im lặng để trả lời sự hời hợt bên ngoài đầy tự mãn, sự hời hợt này vỗ
ngực khoe rằng chỉ bằng một vài câu nói đã nhàm, nó sẽ quét tan, như những
bong bóng xà phòng, những công trình nhiều năm của thiên tài của loài người,
những thành quả của một công việc gian khổ, đầy thiếu thốn, âm thầm, những kết
quả của cuộc đấu tranh tư tưởng vô hình và làm kiệt sức dần dần. Triết học thậm
chí đã phản kháng các báo, cho rằng các báo là một diễn đàn không thích hợp
với mình, nhưng rốt cuộc nó cùng phải phá tan sự im hơi lặng tiếng của mình, nó
bắt đầu tham gia hoạt động báo chí, và bỗng nhiên - có một sự phá hoại chưa
từng thấy: những kẻ viết lách ba hoa trên báo thấy rằng triết học không phải là
món ăn cho độc giả báo chí. Tất nhiên, trong việc này họ cũng không quên lưu ý
các chính phủ rằng, theo họ, có điều gì không trung thực đang xảy ra, rằng những
vấn đề triết học và tôn giáo được đề cập đến trên mặt báo không phải nhằm giáo
dục công chúng, mà là nhằm thành đạt những mục tiêu khác.
Triết học có thể nói cái gì xấu về tôn giáo và về bản thân mình, có cái gì mà
từ lâu những lời ba hoa trên báo chí của các vị lại chẳng gán cho chúng, hơn nữa
lại dưới một hình thức tồi tệ hơn và không xứng đáng hơn nhiều? Triết học chỉ
cần lặp lại những gì mà các vị, những thầy tu phi triết học, đã nói hàng ngàn lần
đủ mọi điều về tôn giáo, - và lúc đó điều xấu nhất về nó sẽ được nói ra.