không còn là một hệ thống nhất định đối với các hệ thống nhất định khác, nó trở
thành triết học nói chung đối với thế giới, trở thành triết học của thế giới hiện đại.
Những biểu hiện bên ngoài chứng minh rằng triết học đã có ý nghĩa khiến cho nó
trở thành linh hồn sống của văn hóa, khiến cho nó trở thành triết học thế tục, còn
thế giới thì trở thành thế giới triết học, - những biểu hiện bên ngoài đó trong tất
cả các thời đại đều giống nhau. Bất kỳ cuốn sách giáo khoa nào về lịch sử cũng
sẽ chỉ cho chúng ta thấy rằng những hình thức bề ngoài giản đơn nhất đều lắp lại
như in, những hình thức bề ngoài ấy nói lên một cách hoàn toàn rõ ràng là triết
học đã thâm nhập vào các phòng trà, vào nhà của thày tu, vào bộ biên tập các
báo, vào những phòng tiếp khách của nhà vua, vào trái tim của những người
đương thời - vào tình cảm yêu đương và căm ghét đang làm cho họ xao xuyến.
Triết học bước vào thế giới dưới những tiếng kêu la của những kẻ thù của nó;
nhưng cả những kẻ thù của triết học cũng bị nó làm cho lây bệnh ở bên trong và
chúng để lộ điều đó bằng tiếng kêu cứu man rợ của chúng đòi chống lại đám cháy
của tư tưởng. Đối với triết học, tiếng kêu ấy của kẻ thù của nó cũng có ý nghĩa
như tiếng kêu đầu tiên của đứa trẻ đối với người mẹ đang lo lắng lắng tai nghe;
đó là tiếng kêu đầu tiên của những tư tưởng của nó, những tư tưởng này, sau khi
phá vỡ cái vỏ khó hiểu đã được xác lập của hệ thống, sẽ xuất hiện như là những
công dân của thế giới. Những đạo sĩ Cô-ri-ban-tơ và Ca-bia
48
, lớn tiếng và ầm ĩ
báo tin cho thế giới biết về sự ra đời của cậu bé Dớt, trước hết chống lại một bộ
phận triết gia nghiên cứu vấn đề tôn giáo; điều đó xảy ra một phần là vì bản năng
của tòa án tôn giáo biết đụng chạm đến mặt tình cảm của công chúng một cách
chắc chắn nhất, một phần là vì công chúng, trong đó có cả những kẻ thù của triết
học nữa, có khả năng chỉ dùng những chiếc vòi ý tưởng của mình để nắm được
lĩnh vực ý tưởng của triết học, còn phạm vi tư tưởng duy nhất có được cái giá trị
gần như thế dưới con mắt của công chúng, cũng như hệ thống những nhu cầu vật
chất, là phạm vi những tư tưởng tôn giáo. Cuối cùng, tôn giáo luận chiến không
phải chống lại một hệ thống triết học nhất định, mà nói chung là chống lại triết
học của tất cả các hệ thống nhất định.
Triết học chân chính của thời đại chúng ta có số phận không khác với những
triết học chân chính của các thời đại đã qua. Ngược lại, số phận này là bằng
chứng về tính chất chân lý của triết học mà lịch sử cũng đã phải cung cấp.
Và trong khoảng thời gian sáu năm, báo chí Đức đã khua chuông gõ trống
chống lại các triết gia nghiên cứu các vấn đề tôn giáo, vu khống họ, cắt xén họ,