luận của các vị đang nói dối, hay sao ? Lẽ nào các vị lại coi việc kêu tòa là không
đúng, khi các quyền của các vị bị vi phạm ? Nhưng nhà truyền đạo lại cho rằng
điều đó là không đúng. Liệu các vị có chìa má bên phải ra khi người ta tát các vị
ở má bên trái, hay ngược lại, các vị kiện tòa về sự làm nhục bằng hành động?
Song kinh thánh lại ngăn cấm việc đó. Lẽ nào các vị lại không đòi hỏi một quyền
hợp lý trên thế giới này, lẽ nào các vị lại không xì xào chống lại việc tăng thêm
một thứ thuế nào đó dầu là rất ít, lẽ nào các vị lại không nổi khùng lên khi có sự
vi phạm nhỏ đối với tự do cá nhân? Nhưng người ta nói với các vị rằng những
đau khổ trong cuộc sống này không đáng gì cả so với hạnh phúc tương lai, rằng
sự nhẫn nhục chịu đựng lâu dài và hạnh phúc của niềm hy vọng là những đức tính
chủ yếu.
Lẽ nào trong phần lớn những vụ kiện tụng do các vị đề xuất và trong phần
lớn dân luật vấn đề không phải là về quyền sở hữu? Nhưng, người ta bảo các vị
rằng những kho tàng của các vị không phải ở thế giới này. Nếu như các vị thừa
nhận rằng cái gì của Xê-da hãy trả lại cho Xê-da, cái gì của Chúa hãy trả lại cho
Chúa, thì khi đó các vị không những sẽ coi con bò vàng, mà cả lý trí tự do nữa, -
ít ra cũng với mức độ như vậy, - là kẻ trị vì thế giới; chính “hoạt động của lý trí tự
do” chúng ta gọi là nói triết lý.
Khi người ta đề nghị thành lập khối liên minh tôn giáo giả của các nhà nước
dưới hình thức khối Liên minh thần thánh, và tôn giáo phải trở thành phương
châm của các nhà nước châu Âu, - thì Giáo hoàng La Mã, với sự hiểu biết sâu xa
và sự nhất quán chặt chẽ, đã từ chối không tham gia khối Liên minh thần thánh
đó bởi vì theo quan điểm của ông ta thì không phải là ngoại giao, không phải là
liên minh trần tục của các quốc gia, mà nhà thờ mới là mối dây liên hệ Cơ Đốc
giáo chung của các dân tộc.
Nhà nước thật sự tôn giáo là nhà nước thần quyền. Người đứng đầu những
nhà nước như vậy phải - hoặc giả là thượng đế của tôn giáo, tức bản thân Giô-hê-
va, như ở nhà nước Giu-đê, hoặc giả là phụ tá của thượng đế, Đa-lai La-ma, như
ở Tây Tạng, cuối cùng, hoặc giả như Guê-rét đã đòi hỏi một cách đúng đắn trong
cuốn sách gần đây của ông ta, các nhà nước Cơ Đốc giáo, không trừ một trường
hợp ngoại lệ nào, đều phải phục tùng một nhà thờ duy nhất là “nhà thờ không bao
giờ sai lầm”, bởi vì trong trường hợp không có người thủ lĩnh tối cao của nhà thờ
- như trong trường hợp của đạo Tin lành - thì sự thống trị của tôn giáo không thể
là cái gì khác ngoài tôn giáo của sự thống trị, sự tôn sùng ý chí của chính phủ.