C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 1 - Trang 132

Một khi trong nhà nước có tồn tại một số tôn giáo ngang quyền với nhau,

nhà nước đó sẽ không thể là nhà nước tôn giáo mà đồng thời lại không vi phạm
quyền của một số tôn giáo cá biệt; nhà nước đó không còn là cái nhà thờ lên án
mỗi người thuộc tôn giáo khác là kẻ theo tà đạo, đặt mỗi mẩu bánh mì phụ thuộc
vào lòng tin và làm cho giáo lý trở thành mối liên hệ duy nhất giữa từng cá nhân
và sự tồn tại của người đó với tư cách là người công dân của nhà nước. Xin các vị
hãy hỏi những người dân theo đạo Thiên chúa ở “xứ E-rin xanh khốn khổ

51

1*

”,

xin hãy hỏi những người Huy-gơ-nô

52

2*

thời kỳ trước cuộc cách mạng Pháp: họ

không kêu gọi đến tôn giáo, bởi vì tôn giáo của họ không phải là quốc giáo; họ
kêu gọi đến những quyền của con người”, và triết học làm nhiệm vụ giải thích
những quyền này, - triết học đòi hỏi nhà nước phải là nhà nước phù hợp với bản
tính con người.

Nhưng chủ nghĩa duy lý nửa vời, hạn chế, vô đạo và đồng thời mang tinh

thần thần học, lại khẳng định rằng tinh thần chung của đạo Cơ Đốc, không phụ
thuộc vào sự khác biệt tôn giáo, phải là tinh thần của nhà nước! Tách tinh thần
chung của tôn giáo khỏi các tôn giáo thực sự tồn tại - đó là sự phi tôn giáo lớn
nhất, đó là sự tự cao tự đại của lý trí trần tục. Tách tôn giáo khỏi những giáo lý và
quy tắc của nó thì cũng giống như là khẳng định rằng tinh thần chung của pháp
quyền cần phải thống trị trong nhà nước, không phụ thuộc vào những luật lệ cụ
thể và những quy chế pháp quyền nhân định.

Nếu như bản thân các vị tự đặt mình lên trên tôn giáo, cao đến mức tự cho

mình có quyền tách tinh thần chung của tôn giáo khỏi những tính quy định thực
nghiệm của nó, thì các vị còn có thể chê trách gì các triết gia, khi họ muốn tiến
hành sự tách biệt đó một cách hoàn toàn, chứ không phải nửa vời, khi họ gọi tinh
thần chung của tôn giáo là tinh thần con người, chứ không phải tinh thần Cơ Đốc
giáo?

Các tín đồ Cơ Đốc giáo sống trong những nước có chế độ chính trị khác

nhau: một số tín đồ trong chế độ cộng hòa, một số tín đồ khác - trong chế độ quân
chủ chuyên chế; một số thứ ba - trong chế độ quân chủ lập hiến. Đạo Cơ Đốc
không phán xét về giá trị của các hình thức nhà nước bởi vì nó không biết đến
những sự khác biệt tồn tại giữa các hình thức đó; nó dạy, như tôn giáo phải dạy:
hãy phục tùng chính quyền, bởi vì mọi chính quyền đều do Chúa mà có. Như vậy,
các vị cần phải rút pháp quyền của các hình thức nhà nước không phải từ đạo Cơ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.