bước thực tiễn đầu tiên - vận dụng quy luật này theo ý nghĩa xác lập sự cân bằng
giữa các nhà nước. Nhưng ngay Ma-ki-a-ve-li, Cam-pa-nen-la và sau đó Hốp-xơ,
Xpi-nô-da, Hu-gô Grốt-xi, cho đến Rút-xô, Phi-stơ,
Hê-ghen, đã bắt đầu xem xét nhà nước bằng đôi mắt người và rút ra những quy
luật tự nhiên của nhà nước từ lý trí và kinh nghiệm, chứ không phải từ khoa thần
học. Họ đã noi gương Cô-péc-ních là người không chút hoang mang do chỗ Giê-
xu Na-vin đã ra lệnh cho mặt trời phải dừng lại ở Ghê-đê-ôn và cho mặt trăng
phải dừng lại ở thung lũng A-i-a-lon. Triết học hiện đại chỉ tiếp tục cái công việc
do Hê-ra-clít và A-ri-xtốt đã mở đầu mà thôi. Do đó, các vị luận chiến không phải
chống lại lý trí của triết học hiện đại, các vị luận chiến chống lại cái triết học vĩnh
viễn mới của lý trí. Lẽ dĩ nhiên, sự ngu dốt - có thể là chỉ mới hôm qua và hôm
kia - lần đầu tiên đã phát hiện ra trên các báo “Rheinische” hay “Konigsberger
Zeitung”
52
những tư tưởng nhà nước đã có nguồn gốc rất xa xưa, lại cho những
tư tưởng lịch sử đó là những ảo tưởng đã phát sinh một cách đột ngột của một số
người, bởi vì những ý kiến này mới được nhà phê bình dốt nát biết từ hôm qua.
Sự ngu dốt này không nhận thấy rằng mình đóng vai trò cũ của một tiến sĩ Xoóc-
bon tự coi mình có nghĩa vụ phải công khai kết tội Mông-te-xki-ơ là có một hình
thức tư duy không đúng đắn, vì Mông-te-xki-ơ tuyên bố mỹ đức chính trị, chứ
không phải mỹ đức của nhà thờ, là phẩm chất cao quý nhất của nhà nước. Nó
không nhận thấy rằng nó đã đóng vai trò của I-ô-a-xim Lăng-gơ, là kẻ đã tố cáo
Vôn-phơ rằng, học thuyết của ông này về sự tiền định đang dẫn tới sự đào ngũ
của binh lính, tới sự suy yếu của kỷ luật quân sự, và rốt cuộc, tới sự tan rã của
toàn bộ nhà nước. Sự ngu dốt ấy, cuối cùng, quên rằng pháp quyền Phổ bắt nguồn
từ trường phái triết học của chính “Vôn-phơ ấy”, và rằng bộ luật Na-pô-lê-ông
của Pháp bắt nguồn không phải từ Cựu ước mà từ những tư tưởng của Vôn-te,
Rút-xô, Công-đoóc-xê, Mi-ra-bô, Mông-te-xki-ơ và từ cuộc cách mạng Pháp. Sự
ngu dốt là sức mạnh ma quỷ và chúng ta lo rằng, nó sẽ còn là nguyên nhân của
nhiều bi kịch khác nữa. Không phải ngẫu nhiên mà các nhà thơ vĩ đại Hy Lạp,
trong những vở kịch rất xúc động rút từ cuộc sống của các vương triều Mi-ken và
Tê-bơ, lại mô tả sự ngu dốt dưới dạng một số phận bi thảm.
Trong cấu tạo của mình về nhà nước, các triết gia trước đây của pháp quyền
nhà nước đã xuất phát từ bản năng, - ví dụ, từ lòng thích hư danh, từ lòng ái quần,
- hay thậm chí từ lý trí, nhưng là lý trí cá nhân chứ không phải lý trí xã hội. Trong
cấu tạo của mình về nhà nước, triết học hiện đại, trong khi giữ những quan điểm