nghi và không bị tình nghi, thành những người có vấn đề và không có vấn đề.
Báo chí bị tước mất quyền phê phán, nhưng sự phê phán này lại trở thành trách
nhiệm hàng ngày của nhà phê bình của chính phủ. Nhưng vấn đề không giới hạn
trong việc lộn phải thành trái ấy. Trong khuôn khổ của báo chí, xét theo nội dung
của nó thì phần tử chống quốc gia chỉ thể hiện ra như một cái gì cá biệt, còn về
phương diện hình thức thì thể hiện ra như một cái gì phổ biến, như là đối tượng
của một cuộc thảo luận phổ biến.
Nhưng giờ đây mọi cái đều bị đặt lộn ngược. Giờ đây về mặt nội dung của
nó, cái cá biệt thể hiện ra thành cái hợp pháp, còn cái chống quốc gia thì thể hiện
ra thành ý kiến của quốc gia, thành quyền của quốc gia; còn xét về mặt hình thức
của nó thì giờ đây yếu tố chống quốc gia thể hiện ra như là một cái gì cá biệt mà
những ánh sáng phổ biến không thể với tới được, bị đẩy xa khỏi cái vũ đài công
khai tự do của sự công khai và bị đẩy vào phòng giấy của nhà phê bình của chính
phủ. Ví dụ, bản chỉ thị muốn bảo vệ tôn giáo, nhưng bản thân nó lại vi phạm cái
nguyên tắc cơ bản chung nhất của tất cả mọi tôn giáo - tính chất thiêng liêng và
sự bất khả xâm phạm của phương thức suy nghĩ chủ quan. Nó tuyên bố nhân viên
kiểm duyệt là quan tòa của trái tim thay cho thượng đế. Ví dụ, bản chỉ thị nghiêm
cấm những lời lẽ có tính chất xúc phạm và những phán đoán bôi nhọ danh dự đối
với những người cá biệt, nhưng mỗi ngày lại bắt người ta phải chịu sự phán đoán
có tính xúc phạm và bôi nhọ danh dự của nhân viên kiểm duyệt. Như vậy, bản chỉ
thị muốn thủ tiêu những lời dèm pha do những người có ý đồ xấu và được thông
tin tồi đưa ra, nhưng đồng thời nó lại buộc nhân viên kiểm duyệt dựa vào những
lời dèm pha ấy, tin vào sự do thám của những kẻ có ý đồ xấu và được thông tin
tồi, bằng cách chuyển sự phán đoán từ lĩnh vực nội dung khách quan vào lĩnh vực
ý kiến chủ quan hay lĩnh vực độc đoán. Như vậy, không được nghi ngờ ý đồ của
nhà nước, nhưng bản chỉ thị chính lại xuất phát từ sự nghi ngờ nhằm chống lại
nhà nước. Như vậy không một ý đồ xấu xa nào được nấp dưới cái bề ngoài tốt
đẹp, nhưng bản chỉ thị lại dựa trên cái bề ngoài lừa bịp. Như vậy, nó mong muốn
nâng cao tình cảm dân tộc nhưng đồng thời bản thân nó lại dựa trên một quan
điểm làm sỉ nhục dân tộc. Người ta đòi hỏi chúng ta phải có một thái độ phù hợp
với luật pháp, đòi hỏi phải kính trọng luật pháp, và đồng thời chúng ta lại phải
tôn kính những thể chế đặt chúng ta ra ngoài vòng pháp luật và đề cao sự tùy tiện
lên thành luật pháp. Chúng ta phải thừa nhận nguyên tắc cá nhân đến mức là tin
vào nhân viên kiểm duyệt, bất chấp cái thể chế kiểm duyệt đầy thiếu sót; còn các