lựa chọn các biên tập viên - ít ra cũng là với những đảm bảo nhất định - cho nhà
xuất bản:
“Điều IX. Sở kiểm duyệt có quyền tuyên bố với nhà ấn hành báo rằng, viên tổng biên tập được đề nghị
không thuộc về số những người có một sự tin cẩn cần thiết, và trong trường hợp như vậy, người ấn hành báo
phải hoặc là mời một biên tập viên khác, hoặc là nếu người đó muốn giữ biên tập viên trước đây, thì phải có
sự đảm bảo về biên tập viên này, do các bộ nói trên của chúng ta quy định theo đề nghị của Sở kiểm duyệt đã
nói”.
Bản chỉ thị mới về kiểm duyệt biểu hiện sự sâu sắc thuộc một loại khác, có
thể nói là biểu hiện sự lãng mạn của tinh thần. Trong khi bản pháp lệnh cũ về
kiểm duyệt đòi những đảm bảo bên ngoài, không thơ mộng, và vì vậy do luật
pháp quy định, - những đảm bảo nếu có thì ngay một biên tập viên vô dụng cũng
phải được phê chuẩn, - thì bản chỉ thị lại tước hết mọi ý chí của bản thân người
ấn hành. Căn cứ vào sự chỉ dẫn của bản chỉ thị thì sự khôn ngoan sáng suốt của
chính phủ, sự thận trọng lớn và sự anh minh về trí tuệ của cấp trên, ắt phải đụng
chạm với những phẩm chất bên trong, chủ quan, không thể quy định được bằng
cái vẻ bên ngoài. Nhưng nếu tính không rõ ràng, sự nhạy cảm tinh vi và sự phấn
khởi chủ quan của sự lãng mạn chuyển thành một biểu hiện thuần túy bề ngoài
chỉ theo ý nghĩa là sự ngẫu nhiên bên ngoài biểu hiện ra không phải ở tính xác
định bình phàm và tính hạn chế của nó, mà là ở một vầng hào quang hư ảo nào
đó, ở chiều sâu tưởng tượng và ở sự huy hoàng tưởng tượng, - thì ngay cả bản chỉ
thị cũng chưa chắc đã có thể tránh được số phận lãng mạn này.
Những biên tập viên của báo hàng ngày, - mà toàn bộ ngành báo chí đều có
thể bị liệt vào phạm trù này, - phải là những con người hoàn toàn không thể chê
trách vào đâu được. Với tư cách là sự đảm bảo cho tính hoàn toàn không thể chê
trách vào đâu được đó, thoạt tiên bản chỉ thị nói tới “năng lực khoa học”. Không
nảy sinh một mảy may nghi ngờ rằng, liệu nhân viên kiểm duyệt có năng lực
khoa học để xét đoán về mọi loại năng lực khoa học hay không. Nếu như sống ở
Phổ có một lô thiên tài bách khoa như vậy mà chính phủ đã biết, - mỗi một thành
phố ít ra cũng có một nhân viên kiểm duyệt, - thì tại sao những cái đầu bách khoa
ấy lại không hoạt động với tư cách là tác gia? Nếu như những quan chức này, rất
mạnh nhờ số lượng của mình, hơn nữa là nhờ cái khoa học của mình và thiên tài
của mình, bỗng nhiên đứng dậy và với trọng lượng của mình, đè bẹp các tác gia
đáng thương mà mỗi người chỉ biết có một loại thể tài nào đó, hơn nữa lại không