Lạp coi những tâm hồn khô khan là tốt nhất
20
, thì tờ “Staats-Zeitung” coi những
tờ báo “thơm” là "tốt". Nó không thể khen ngợi "mùi thơm văn học" vốn có của
tờ “Allgemeine”
21
, ở Au-xbuốc, và tờ “Journal des Débats”
22
. Quả là một sự
ngây thơ đáng khen, hiếm có! Pôm-pê vĩ đại, hết sức vĩ đại!
Như vậy, sau khi đã trình bày trước chúng ta cả một loạt những tư tưởng cá
biệt, đáng được thừa nhận, cho phép chúng ta có thể nhìn sâu vào tận tâm hồn nó,
tờ “Staats-Zeitung” sau đó đã tóm tắt quan điểm của nó về nhà nước trong một
suy luận sâu sắc, trong đó chiếm địa vị trung tâm là phát kiến vĩ đại nói “rằng ở
Phổ, bộ máy quản lý của nhà nước và toàn bộ cơ thể nhà nước bị tách ra khỏi tinh
thần chính trị, và vì vậy không thể đem lại một hứng thú chính trị nào đối với
nhân dân cũng như đối với báo chí”.
Như vậy, theo ý kiến của tờ "Staats-Zeitung" thì ở Phổ, sự quản lý của nhà
nước không dính dáng gì đến tinh thần chính trị, hoặc tinh thần chính trị không
dính dáng gì đến việc quản lý của nhà nước. Ở đây, tờ “Staats-Zeitung” hành
động không tế nhị biết bao, khi nói lên một điều mà một kẻ thù độc ác nhất cũng
không thể bịa ra tồi hơn, cụ thể là nói rằng cuộc sống thực sự của quốc gia không
có tinh thần chính trị, và tinh thần chính trị sống ở ngoài nhà nước thật sự!
Nhưng chúng ta không được quên cái quan điểm cảm tính trẻ con của tờ báo
Phổ “Staats-Zeitung”. Tờ báo đó kể cho chúng ta nghe rằng, khi nói đến đường
sắt, thì chỉ nên nghĩ đến sắt và đường, khi nói đến các hiệp ước thương mại thì
chỉ nên nghĩ đến đường và cà-phê, khi nói đến các xưởng chế biến da, thì chỉ nên
nghĩ đến da mà thôi. Lẽ dĩ nhiên, đứa trẻ em không đi quá cái nhận thức cảm
tính, nó chỉ thấy cái đơn nhất mà không ngờ tới sự tồn tại của những sợi dây thần
kinh vô hình nối liền cái riêng đó với cái chung, những sợi dây này ở trong quốc
gia cũng như ở khắp mọi nơi, đang biến những bộ phận vật chất thành những
thành viên sống của một tổng thể có linh hồn. Trẻ em tin rằng mặt trời quay
chung quanh trái đất, cái chung quay chung quanh cái riêng. Vì vậy, trẻ em không
tin vào tinh thần, nhưng lại tin vào ma quỷ.
Phù hợp với điều đó, tờ báo Phổ “Staats-Zeitung” coi tinh thần chính trị là
một con ma Pháp, và đối với nó thì hình như nó yểm bùa con ma ấy bằng cách
ném da, đường, lưỡi lê và con số vào đầu con ma ấy.
Nhưng, ở đây độc giả ngắt lời chúng ta: chúng tôi muốn nói đến “những
cuộc tranh luận trong hội nghị dân biểu tỉnh Ranh” kia, đáng lẽ phải như thế thì