Trước hết, chúng ta hãy quay cái lý lẽ đã dẫn ra của diễn giả chống lại bản
thân ông ta; thay cho lý do duy lý chủ nghĩa, chúng ta hãy dẫn sắc lệnh của chính
phủ . Trong bản chỉ thị mới nhất của Phổ, người ta chính thức tuyên bố rằng cho
đến nay báo chí bị những sự hạn chế quá lớn, rằng nó chỉ còn phải thấm nhuần
một nội dung thật sự dân tộc nữa mà thôi. Diễn giả có cơ hội thấy rằng những
niềm tin trong nước Đức chúng ta có thể thay đổi.
Nhưng quả là một sự nghịch lý phi lô-gích biết bao khi coi kiểm duyệt là cơ
sở cho bộ phận ưu tú nhất trong báo chí chúng ta!
Một diễn giả hết sức vĩ đại của cuộc cách mạng Pháp, mà voix toujours
tonnante
1*
còn vang cho đến tận ngày nay; một con sư tử mà tự mình cần phải
nghe để có thể cùng với dân chúng kêu lên: “Sư tử, ngươi đã gầm lên, giỏi
lắm!”
27
, - tức Mi-ra-bô, - đã nhận được học vấn của mình trong các nhà tù. Vì
vậy, các nhà tù há không phải là những trường cao đẳng dạy hùng biện hay sao?
Tinh thần Đức vẫn có thể làm được những công việc lớn lao bất chấp tất cả
những hàng rào tinh thần, nhưng nếu nghĩ rằng nó đạt được điều đó chính là nhờ
những trạm gác và hàng rào thuế quan thì đó sẽ là một thành kiến thật sự của giới
vương hầu. Sự phát triển tinh thần của nước Đức đã diễn ra không phải nhờ kiểm
duyệt, mà bất chấp sự kiểm duyệt. Trong những điều kiện kiểm duyệt, khi báo
chí thoi thóp và sống một cuộc sống thảm hại, thì điều đó lại được dẫn ra với tư
cách là lý lẽ chống lại tự do báo chí, mặc dầu điều đó chỉ chống lại sự không tự
do của báo chí. Nếu như báo chí, bất chấp kiểm duyệt, bảo tồn những nét đặc
trưng, chủ yếu của nó, thì điều đó cũng được dẫn ra một cách có lợi cho kiểm
duyệt, mặc dầu điều đó chỉ có lợi cho tinh thần, chứ không phải có lợi cho cái
xiềng xích.
Vả lại vấn đề "sự phát triển chân chính, cao quý" là một vấn đề đặc biệt.
Trong những thời kỳ tuân thủ nghiêm ngặt chế độ kiểm duyệt, từ năm 1819
đến năng 1830 (về sau, - nếu như không phải trong "nước Đức chúng ta", thì
cũng là trong một phần lớn nước Đức, - bản thân kiểm duyệt lại rơi vào dưới sự
kiểm duyệt của những điều kiện thời gian và của những niềm tin khác thường đã
hình thành trong thời kỳ ấy), sách báo của chúng ta đã trải qua "giai đoạn những
tờ báo buổi chiều", mà người ta cũng có thể có quyền gọi là “chân chính, cao
thượng, sinh động và phát triển một cách phong phú”, giống như viên tổng biên
tập tờ "Abend-Zeitung", họ là "Vin-clơ", có quyền tự chọn một cách buồn cười