cho mình cái biệt danh là "Tươi sáng", mặc dầu ở trong biệt danh ấy ánh sáng
còn ít hơn là trong ngọn lửa ma trơi ban đêm lang thang trên các đầm lầy. Con
người hàng tỉnh tối tăm (Krähwinkler
1*
), với cái biệt hiệu là “Tươi sáng” đó,
chính là mẫu mực của nền văn học hồi đó. Lễ chay tịnh vĩ đại về mặt tinh thần
hồi bấy giờ sẽ chỉ cho những thế hệ mai sau thấy rằng, nếu như chỉ có một ít vị
thánh là chịu được một sự chay tịnh trong bốn mươi ngày, thì toàn thể nước Đức,
thậm chí không phải là thần thánh, đã có thể sống hơn 20 năm mà không sản xuất
và không dùng một thức
ăn tinh thần nào cả. Báo chí đã tự hạ thấp xuống tới chỗ đê tiện, và khó nói là cái
gì chiếm ưu thế: việc thiếu trí tuệ chiếm ưu thế so với việc thiếu tính cách, việc
thiếu hình thức chiếm ưu thế so với việc thiếu nội dung - hay là ngược lại. Đối
với nước Đức, có thể cho rằng sẽ có lợi hơn cả nếu như sự phê bình chứng minh
được rằng thời kỳ đó không bao giờ tồn tại cả. Lĩnh vực duy nhất của sách báo,
trong đó hồi bấy giờ còn tràn đầy cuộc sống sinh động, - tức lĩnh vực tư tưởng
triết học, - đã thôi không nói tiếng Đức nữa, bởi vì tiếng Đức không còn là ngôn
ngữ của tư tưởng nữa. Tinh thần đã nói một tiếng nói khó hiểu, thần bí, bởi vì đã
không thể dùng những từ dễ hiểu để nói những cái mà người ta cấm hiểu rõ.
Còn đối với tấm gương của sách báo tỉnh Ranh, - tấm gương này, thật vậy,
có một mối quan hệ khá gần gũi với hội nghị dân biểu tỉnh Ranh, - thì có thể cầm
chiếc đèn lồng của Đi-ô-gien đi qua tất cả 5 quận hành chính mà không gặp một
“người chân chính” ở đâu cả. Chúng tôi hoàn toàn không coi đó là thiếu sót của
tỉnh Ranh, mà nói cho đúng ra, đó là một bằng chứng của ý nghĩa chính trị - thực
tiễn của tỉnh đó. Tỉnh Ranh có thể tạo ra một "báo chí tự do", nhưng đối với báo
chí "không tự do", thì nó không đủ tháo vát, cũng không đủ ảo tưởng.
Như vậy, chỉ có thời kỳ văn học đã qua, mà chúng ta có thể gọi là “thời kỳ
văn học của chế độ kiểm duyệt gắt gao”, là một bằng chứng hiển nhiên, lịch sử,
về cái tình hình là kiểm duyệt rõ ràng đã gây ra một sự tổn thất độc ác và không
thể tha thứ được đối với sự phát triển của tinh thần Đức, và nó quyết không được
chỉ định làm magister bonarum artium
1*
như điều đó thể hiện ra đối với diễn giả.
Hoặc có thể là dưới danh từ “báo chí cao quý, chân chính”, cần phải hiểu đó là
một báo chí mang những xiềng xích của mình với cái vẻ đoan trang?
Nếu diễn giả “tự cho phép mình nhắc lại câu châm ngôn nổi tiếng về ngón
tay đeo nhẫn và cả bàn tay”, thì chúng ta, ngược lại, sẽ tự cho phép mình đặt câu