hỏi: không phải chỉ đưa một tay, mà đưa ngay cả hai tay ra cho tinh thần của nhân
dân mình, thì có phải phù hợp hơn cả với sự tôn nghiêm của chính phủ hay
không?
Như chúng ta đã thấy, với một vẻ quan trọng khinh suất, với một sự tỉnh táo
của nhà ngoại giao, nhà diễn giả của chúng ta gạt bỏ vấn đề thái dộ của kiểm
duyệt đối với sự phát triển tinh thần. Ông ta biểu hiện một cách còn kiên quyết
hơn những mặt tiêu cực của đẳng cấp mình trong những lời ông ta đả kích những
hình thức tự do báo chí đã hình thành trong lịch sử.
Còn đối với sự tồn tại của quyền tự do báo chí ở các dân tộc khác, thì theo
ông ta:
"Nước Anh không thể dùng làm tấm gương, bởi vì trong cả hàng loạt thế kỷ ở đó đã hình thành nên trong
lịch sử những điều kiện mà trong bất kỳ một nước nào khác người ta cũng không thể tạo ra được một cách
nhân tạo nhờ các học thuyết, nhưng chúng lại có lý do của chúng trong hoàn cảnh độc đáo của Anh”. “Ở Hà
Lan, tự do báo chí đã không ngăn chặn được gánh nặng quốc trái và đã góp phần thúc đẩy rất lớn vào sự
phát sinh của cách mạng, mà kết quả là mất hết một nửa lãnh thổ”.
Tạm thời chúng ta không nói đến nước Pháp, để rồi sau này sẽ quay lại nước
đó.
“Cuối cùng, ở Thụy Sĩ, nhờ có tự do báo chí, chúng ta có tìm thấy cái xứ En-đô-ra-đô hạnh phúc hay
không? Lẽ nào chúng ta lại không nhớ tới một cách kinh tởm những cuộc tranh cãi thô lỗ lấp đầy các trang
báo giữa các đảng phái, khi mà các đảng phái, ý thức được một cách đúng đắn cái phẩm giá không ra gì của
con người mình, được phân biệt theo tên gọi của nhưng bộ phận trong cơ thể của súc vật - những động vật có
sừng, những động vật có móng - và với lời chửi mắng nhạt nhẽo của mình, đã gây ra sự khinh bỉ của tất cả
những người bên cạnh!”
Theo ông ta, báo chí Anh không phải là một lý do có lợi cho tự do báo chí
nói chung, bởi vì nó dựa trên những cơ sở lịch sử. Báo chí ở Anh có công lao chỉ
vì nó đã phát triển trong lịch sử, chứ không phải với tư cách báo chí nói chung,
bởi vì theo ông ta, lẽ ra nó phải phát triển mà không cần đến những cơ sở lịch sử.
Thành thử, đó là công lao của lịch sử, chứ không phải
của báo chí. Làm như thể báo chí cũng không phải là một bộ phận của lịch sử,
làm như thể dưới các triều Hen-ri VIII, Ma-ri theo đạo Thiên chúa, Ê-li-da-bét và
Gia-cốp, báo chí Anh đã không phải chịu đựng một cuộc đấu tranh khốc liệt, và
đôi khi man rợ, để đem lại cho nhân dân Anh những cơ sở lịch sử của họ.