C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 1 - Trang 50

Và lẽ nào điều đó, ngược lại, lại không có lợi cho báo chí, nếu như với một

sự tự do lớn nhất, báo chí Anh đã không có ảnh hưởng hủy hoại đối với các cơ sở
lịch sử? Nhưng diễn giả tỏ ra không nhất quán.

Báo chí Anh không phải là một lý do có lợi cho báo chí nói chung, bởi vì

là Anh. Báo chí Hà Lan là một lý do chống báo chí nói chung, mặc dầu nó chỉ là
Hà Lan thôi. Khi thì đem tất cả những tính ưu việt của báo chí gán cho các cơ sở
lịch sử, khi thì đem tất cả những thiếu sót của các cơ sở lịch sử gán cho báo chí.
Giống như ở Anh, báo chí đã gắn liền với lịch sử của nó và những đặc điểm của
vị trí của nó, ở Hà Lan và ở Thụy Sĩ tình hình cũng như vậy.

Vậy thì báo chí phải làm gì đối với các cơ sở lịch sử - phản ánh chúng, vứt

bỏ chúng đi, hay là phát triển chúng? Diễn giả trách cứ báo chí cả về trường hợp
này lẫn trường hợp kia, và cả về trường hợp thứ ba.

Ông ta khiển trách báo chí Hà Lan vì nó đã phát triển trong lịch sử. Lẽ ra nó

phải kìm hãm tiến trình lịch sử lại, lẽ ra nó phải che chở cho Hà Lan khỏi gánh
nặng quốc trái!
Một đòi hỏi thật phi lịch sử làm sao! Báo chí Hà Lan đã không
thể kìm hãm tiến trình của sự vật trong thời kỳ Lu-i XIV; báo chí Hà Lan đã
không ngăn cản được cái tình hình là dưới thời Crôm-oen, hải quân Anh đã đứng
hàng thứ nhất ở châu Âu. Nó đã không thể phù phép đại dương để đại dương giải
thoát cho Hà Lan khỏi cái vai trò bất hạnh - làm vũ đài chiến đấu cho những
cường quốc lục địa đang tham chiến; nó đã không thể - cũng như tất cả những
quan chức kiểm duyệt Đức cộng lại - tiêu diệt những sắc lệnh độc tài của Na-pô-
lê-ông.

Nhưng có bao giờ báo chí tự do lại nhân những món nợ của quốc gia lên?

Còn khi toàn thể nước Pháp bị lạc lối trong những vụ đầu cơ chứng khoán điên
cuồng của Lô, dưới thời kỳ nhiếp chính của công tước Oóc-lê-ăng, - thì khi đó ai
đã chống lại cái thời kỳ vũ bão và tấn công cuồng tín đó của nạn đầu cơ tiền? Chỉ
có một vài nhà châm biếm, vì thế những người này được thưởng dĩ nhiên không
phải bằng giấy bạc ngân hàng mà bằng những trát đi vào ngục Ba-xti-ơ.

Nếu đi xa hơn nữa, thì yêu sách đòi báo chí ngăn chặn món nợ của nhà nước

dẫn đến chỗ là báo chí cũng phải trả những món nợ của các cá nhân. Yêu sách đó
làm cho người ta nhớ đến một tác gia luôn luôn tức giận người thầy thuốc của
mình vì người này thật ra đã giải thoát y khỏi bệnh, nhưng lại không đồng thời
giải thoát được những tác phẩm của y khỏi những chỗ in sai. Tự do báo chí, cũng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.