của hội nghị đẳng cấp, hội nghị này, - nếu nó nhận thấy điều đó là cần thiết, - có
quyền đem tiếng dội ồn ào của chiếc máy in ra phục vụ cho trí tuệ của mình.
Diễn giả chỉ biết có tỉnh của hội nghị đẳng cấp, chứ không biết đến hội nghi
đẳng cấp của tỉnh. Hội nghị đẳng cấp có cái tỉnh trên đó đặc quyền hoạt động của
nó được mở rộng; còn tỉnh thì không có cái hội nghị đẳng cấp nhờ đó mà nó có
thể thể hiện hoạt động của mình. Thực ra, với những điều kiện đã quy định trước,
tỉnh có quyền tạo ra cho mình những thần tượng ấy, nhưng sau khi đã tạo ra
chúng rồi, thì cũng giống như người sùng bái ngẫu tượng, tỉnh phải lập tức quên
rằng những thần tượng ấy chính là do bàn tay của mình tạo ra.
Ở đây, ngoài những điều khác ra, còn có một điều khó hiểu nữa là, tại sao
chế độ quân chủ không có hội nghị dân biểu lại không tốt hơn chế độ quân chủ
có hội nghị dân biểu: một khi hội nghị dân biểu không phải là người đại diện cho
ý chí của tỉnh, thì chúng ta càng tín nhiệm cái lý tính công của chính phủ nhiều
hơn là cái lý tính tư của giới chiếm hữu ruộng đất.
Ở đây chúng ta đang đứng trước một cảnh tượng kỳ lạ, có thể là đang phản
ánh chính ngay thực chất của hội nghị dân biểu: tỉnh phải đấu tranh với các đại
biểu của mình nhiều hơn là đấu tranh thông qua những đại biểu ấy. Xét theo lời
phát biểu của diễn giả, thì hội nghị dân biểu không coi những quyền chung của
tỉnh là những đặc quyền duy nhất của mình, bởi vì trong trường hợp như vậy,
việc công bố hàng ngày toàn văn những biên bản của hội nghị dân biểu sẽ chỉ là
một quyền mới của hội nghị dân biểu, - vì quyền đó sẽ là một quyền mới của xứ
sở. Ngược lại, diễn giả lại muốn tỉnh nhà coi những đặc quyền của hội nghị đẳng
cấp là quyền duy nhất của mình, - nhưng trong trường hợp đó tại sao lại không
coi những đặc quyền của một tầng lớp quan chức, quý tộc hoặc của tăng lữ nào
đó là quyền duy nhất của mình chứ!
Hơn thế nữa, diễn giả của chúng ta còn tuyên bố hoàn toàn công khai rằng
đặc quyền của hội nghị đẳng cấp giảm đi theo mức độ mà quyền của tỉnh được
tăng lên.
“Theo ông ta, ở đây, trong hội nghị, việc có sự tự do thảo luận và không phải dè dặt cân nhắc từng câu
chữ là đáng mong muốn bao nhiêu, thì theo ý kiến của ông ta, để duy trì sự tự do ngôn luận ấy và tính chất
không bị gò bó ấy của những bài phát biểu, việc làm sao cho những lời nói của chúng ta trong lúc này chỉ
được thảo luận bởi những người mà những lời nói ấy nhằm vào, lại càng cần thiết bấy nhiêu”.