C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 1 - Trang 66

hưởng toàn quyền tự do báo chí, lẽ nào quan chức kiểm duyệt hàng ngày lại
không thực hành một quyền tự do báo chí tuyệt đối, nếu không trực tiếp thì gián
tiếp?

Có thể nói các tác giả là những viên thư ký của quan chức kiểm duyệt. Nếu

người thư ký không biết thể hiện ý kiến của thủ trưởng, thì thủ trưởng chỉ giản
đơn gạt bỏ tác phẩm vô dụng ấy đi thôi. Do đó, chế độ kiểm duyệt sáng tạo ra báo
chí ấy.

Những nét gạch xóa của quan chức kiểm duyệt đối với báo chí giống hệt

như những đường thẳng - đường bát quái

31

- của người Trung Quốc đối với tư

duy. Bát quái của quan chức kiểm duyệt là những phạm trù của sách báo; còn
phạm trù, như mọi người đều biết, đó là cái bản chất, cái điển hình trong tất cả cái
nhiều vẻ của nội dung.

Tự do là cái vốn có của con người đến mức mà ngay cả những kẻ thù của tự

do cũng thực hiện tự do; trong khi chống lại việc thực hiện đó, chúng muốn
chiếm lấy, với tư cách là vật trang sức quý giá nhất, cái mà họ đã bác bỏ, với tư
cách là vật trang sức của bản tính loài người.

Không một người nào chống lại tự do, - nhiều lắm thì người ta cũng chỉ

chống lại tự do của người khác mà thôi. Như vậy là trong mọi thời kỳ, mọi hình
thái của tự do đã tồn tại, chỉ có điều là trong trường hợp này thì với tư cách là đặc
quyền riêng, trong trường hợp khác thì với tư cách là một quyền chung.

Chỉ đến bây giờ vấn đề đó mới được đặt ra một cách đúng đắn. Vấn đề

không phải ở chỗ, tự do báo chí có cần tồn tại không,- tự do báo chí bao giờ cũng
tồn tại. Vấn đề là ở chỗ tự do báo chí có phải là đặc quyền của một số người, hay
nó là đặc quyền của tinh thần của con người. Vấn đề là ở chỗ, cái mà đối với phía
này là quyền, có phải trở thành vô quyền đối với phía kia không. "Tự do của tinh
thần"
liệu có nhiều quyền hơn là “tự do chống lại tinh thần”, hay không?

Nhưng nếu như cần phải bác bỏ “báo chí tự do” và “tự do báo chí” với tư

cách là sự thực hiện của "tự do chung", thì lại càng cần phải bác bỏ chế độ kiểm
duyệt
báo chí bị kiểm duyệt với tư cách là thực hiện của tự do riêng, - bởi vì
khi loài đã vô dụng, thì giống còn có thể có ích gì? Nếu như diễn giả nhất quán,
thì cái mà ông ta phải bác bỏ không phải là báo chí tự do mà là báo chí nói chung.
Theo quan điểm của ông ta, chỉ khi nào báo chí không phải là sản phẩm của tự

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.