do, tức không phải là sản phẩm hoạt động loài người thì nó mới tốt. Do đó, chỉ
những con vật hoặc là những thần thánh, mới có quyền báo chí.
Hoặc giả, có thể chúng ta phải - diễn giả không dám nói thẳng điều này ra -
gán cho chính phủ và cả cho bản thân diễn giả nữa, là có sự thiên khải?
Nếu như tư nhân tự cho rằng mình vốn có sự thiên khải, thì trong xã hội
chúng ta chỉ có một đối thủ có thể chính thức bác bỏ y - đó là thầy thuốc chữa
bệnh tâm thần.
Nhưng lịch sử Anh đã chứng minh khá rõ ràng tư tưởng về sự thiên khải từ
bên trên đang đẻ ra cái tư tưởng ngược lại về sự thiên khải từ bên dưới: vua Sác-
lơ I bước lên đoạn đầu đài do sự thiên khải từ bên dưới.
Thực ra, khi tiếp tục những lập luận của mình, vị diễn giả thuộc đẳng cấp
quý tộc của chúng ta miêu tả, - như chúng ta sẽ được nghe sau này, - chế độ kiểm
duyệt và tự do báo chí, báo chí bị kiểm duyệt và báo chí tự do, như là hai điều ác,
nhưng ông ta còn chưa đi đến chỗ thừa nhận báo chí nói chung là điều ác.
Ngược lại! Ông ta phân chia toàn bộ báo chí thành báo chí "tốt" và báo chí
"xấu".
Về báo chí xấu, ông ta kể cho chúng ta những điều không thể tưởng tượng
được: ông ta cả quyết rằng tính xấu và truyền bá tính xấu đó là mục tiêu của báo
chí. Chúng ta sẽ không bàn tới việc diễn giả coi chúng ta là những người quá nhẹ
dạ, khi đòi hỏi chúng ta phải tin vào lời nói của ông, làm như thể tính xấu tồn tại
như là một nghề nghiệp. Chúng ta chỉ nhắc đến diễn giả nhớ đến cái tiên đề của
ông ta về sự không hoàn thiện của cả loài người. Phải chăng từ đó lại không toát
ra cái kết luận là báo chí xấu cũng không phải là hoàn toàn xấu, tức là nó tốt, còn
báo chí tốt cũng không phải là hoàn toàn tốt, tức là nó xấu?
Nhưng, diễn giả chỉ ra cho chúng ta thấy mặt trái của vấn đề. Ông ta quả
quyết rằng, báo chí xấu còn tốt hơn báo chí tốt, bởi vì báo chí xấu, theo ý kiến
riêng của ông ta, thường xuyên ở trong tình trạng tiến công, còn báo chí tốt thì ở
trong tình trạng tự vệ. Nhưng chính ông ta đã từng nói rằng sự phát triển của con
người chỉ chấm dứt khi con người chết đi. Quả thực, với điều đó ông ta chẳng nói
lên gì mấy, không nói lên gì cả ngoài việc sự sống chấm dứt khi cái chết đến. Còn
nếu như sự sống của con người là sự phát triển, còn báo chí tốt thì lại luôn luôn ở
tình trạng tự vệ, “chỉ phản kháng, kiềm chế và cố thủ”, thì như vậy há chẳng phải
nó đang không ngừng chống lại sự phát triển, và do đó, cũng chống lại cả sự sống