C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 1 - Trang 71

là: cả tự do báo chí mà quan chức kiểm duyệt chính thức thực hiện, nghĩa là bản
thân chế độ kiểm duyệt, cũng đều cần đến sự kiểm duyệt. Vậy thì ai phải kiểm
duyệt báo chí của chính phủ, nếu đó không phải là báo chí nhân dân?

Một diễn giả khác lại nghĩ rằng, thật ra, cái xấu của chế độ kiểm duyệt được

thủ tiêu bằng cách nhân nó lên gấp ba lần, bắt kiểm duyệt địa phương phải phục
tùng kiểm duyệt của tỉnh, kiểm duyệt tỉnh đến lượt nó phải phục tùng kiểm duyệt
của Béc-lin; như vậy tự do báo chí được thực hiện một mặt, còn kiểm duyệt thì
được thực hiện nhiều mặt. Phải quanh co biết bao nhiêu mới sống được trên đời!
Vậy thì ai sẽ kiểm duyệt chế độ kiểm duyệt của Béc-lin? Nhưng ta hãy quay trở
lại vị diễn giả của chúng ta.

Ngay từ đầu ông ta đã dạy chúng ta rằng từ cuộc đấu tranh giữa báo chí xấu

và báo chí tốt, không nảy ra ánh sáng của chân lý. Nhưng chúng tôi xin hỏi, phải
chăng diễn giả muốn rằng cuộc đấu tranh vô bổ ấy kéo dài một cách tận? Phải
chăng, theo lời nói của chính ông ta, cuộc đấu tranh giữa chế độ kiểm duyệt và
báo chí không phải là cuộc đấu tranh giữa báo chí tốt và báo chí xấu hay sao?

Kiểm duyệt không thủ tiêu đấu tranh; nó làm cho cuộc đấu tranh trở thành

một chiều; nó biến cuộc đấu tranh công khai thành cuộc đấu tranh bí mật, biến
cuộc đấu tranh của những nguyên tắc thành cuộc đấu tranh của những nguyên tắc
bất lực chống lại sức mạnh vô nguyên tắc. Kiểm duyệt chân chính, bắt rễ từ chính
bản chất của tự do báo chí, là sự phê bình. Phê bình là một sự xét xử mà tự do
báo chí sản sinh ra từ bản thân mình. Kiểm duyệt là sự phê bình với tư cách là
độc quyền của chính phủ. Nhưng khi sự phê bình không phải công khai mà là bí
mật, không phải về mặt lý luận mà là về mặt thực tiễn, khi sự phê bình không
đứng trên các đảng phái mà bản thân trở thành đảng phái, khi sự phê bình tác
động không phải bằng lưỡi dao sắc bén của lý tính, mà bằng cái kéo cùn của sự
tùy tiện, khi sự phê bình chỉ muốn lên tiếng phê bình mà không muốn chịu sự phê
bình, khi sự phê bình phủ nhận bản thân bằng sự thực hiện của chính mình, cuối
cùng, khi sự phê bình không có tính chất phê bình đến mức coi một cách sai lầm
cá nhân riêng lẻ là hiện thân của trí tuệ phổ biến, coi mệnh lệnh của sức mạnh là
mệnh lệnh của lý tính, coi những vết mực là những vết trên mặt trời, coi những
nét gạch xóa của người kiểm duyệt là những cấu tạo toán học, coi việc dùng sức
mạnh thô bạo là luận cứ mạnh mẽ, - khi đó lẽ nào sự phê bình lại không mất tính
chất hợp lý tính của mình?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.