C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 1 - Trang 72

Trong khi mô tả tiến trình thảo luận, chúng ta đã chỉ ra sự thần bí hoang

đường, ngọt ngào thân ái của diễn giả đang chuyển biến như thế nào thành sự
khắc nghiệt, thành thói con buôn tinh ranh nhỏ nhặt của trí tuệ, thành tính hạn chế
của việc tính toán theo kinh nghiệm không có tư tưởng. Những lập luận tiếp theo
của ông ta về mối quan hệ của luật kiểm duyệt đối với luật báo chí, về những biện
pháp có tính chất phòng ngừa
đàn áp, giải thoát cho chúng ta khỏi phải làm
công việc đó, bởi vì ở đây tự
ông ta đang chuyển sang vận dụng một cách có ý thức sự thần bí của mình.

Những biện pháp phòng ngừa hoặc những biện pháp đàn áp, chế độ kiểm duyệt hoặc luật báo chí, - vấn

đề chỉ có thế thôi: nhưng sẽ không phải là thừa nếu xem xét tường tận hơn một chút những nguy cơ cần được

gạt bỏ ở phía này hoặc ở phía kia. Trong khi chế độ kiểm duyệt muốn phòng ngừa cái xấu, luật báo chí lại

muốn phòng ngừa sự lặp lại cái xấu đó bằng cách trừng phạt. Nhưng cả chế độ kiểm duyệt lẫn luật báo chí,

cũng như mọi quy định của con người, đều không hoàn thiện. Vấn đề chỉ là cái gì không hoàn thiện nhất.

đây nói đến những điều thuần túy tinh thần, nên ở đây chúng ta đụng phải một vấn đề, - hơn nữa là một vấn

đề quan trọng nhất đối với cả hai bên, - không bao giờ có thể giải quyết một cách thỏa đáng. Vấn đề đó là ở

chỗ tìm ra một hình thức biểu hiện rõ ràng và cụ thể ý đồ của nhà làm luật, đến mức có thể phân ranh giới

một cách chặt chẽ cái hợp pháp với cái bất hợp pháp, và do đó, gạt bỏ mọi sự tùy tiện. Nhưng sự tùy tiện

gì, nếu không phải là hành động theo ý riêng của mình? Nhưng làm thế nào gạt bỏ được biểu hiện của ý

riêng mình ở nơi chỉ đề cập đến những vấn đề thuần túy tinh thần? Tìm ra một sợi chỉ dẫn đường rõ ràng đến

mức là do tính tất yếu bên trong, trong từng trường hợp riêng biệt, sợi dây đó nhất định được áp dụng đúng

theo tinh thần của nhà làm luật, - đó là hòn đá luyện vàng mà cho đến nay vẫn chưa tìm thấy và tương lai

cũng vị tất đã có thể tìm thấy được. Như vậy, sự tuỳ tiện không tách rời chế độ kiểm duyệt, cũng như không

tách rời luật báo chí, nếu người ta hiểu sự tùy tiện là làm theo ý riêng mình. Do đó, chúng ta phải nghiên cứu

cả chế độ kiểm duyệt lẫn luật báo chí, trên quan điểm của sự không hoàn thiện không thể tránh khỏi của

chúng và những hậu quả của sự không hoàn thiện ấy. Nếu như chế độ kiểm duyệt cũng có thể đàn áp một sự

việc tốt nào đó thì luật báo chí không đủ sức ngăn chặn rất nhiều sự việc xấu. Tuy nhiên, không thể đàn áp

mãi mãi chân lý được. Chân lý càng gặp nhiều trở ngại, nó càng theo đuổi mục tiêu của nó dũng cảm hơn, nó

càng trở nên ngời sáng hơn sau khi đã đạt tới mục tiêu ấy. Trong lúc đó thì lời nói độc ác giống như thuốc

súng Hy Lạp, không có gì ngăn chặn được nó, một khi nó được tung ra từ quả đạn; tác động của nó khó mà

lường trước, bởi vì đối với nó không có cái gì là thần thánh và bất khả xâm phạm, bởi vì lời nói độc ác tìm

được thức ăn cho sự truyền lan của nó trong cửa miệng con người cũng như trong trái tim con người”.

Diễn giả không may mắn trong việc so sánh. Ông ta rơi vào tình trạng phấn

khởi thi vị, khi miêu tả sức mạnh vạn năng của cái xấu. Chúng ta đã được nghe

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.