cũng sẽ không thể gọi cái bề ngoài đó - cái bề ngoài dùng liên từ "và" để gắn liền "sự nghiệp
tự do" của quần chúng với "sự nghiệp của bản thân Bau-ơ trong "Sự nghiệp chính nghĩa của
tự do và sự nghiệp của bản thân tôi" của Bru-nô Bau-ơ - là phi chính trị. Nhưng nếu sự phê
phán tiến hành không phải "sự nghiệp của mình" vì lợi ích của chính trị mà là làm chính trị
vì lợi ích của sự nghiệp của mình thì phải thừa nhận rằng không phải là chính trị đã lừa gạt
sự phê phán, mà trái lại, chính sự phê phán đã lừa gạt chính trị.
Như thế thì Bru-nô Bau-ơ phải bị đuổi khỏi giảng đàn thần học của ông ta: ông ta đã bị tố
cáo. "Sự phê phán" đã từng buộc phải làm chính trị, nghĩa là nó phải tự kiện "mình", tức kiện
Bru-nô Bau-ơ. Không phải ông Bau-ơ đã kiện sự phê phán mà chính là
"sự phê phán" đã kiện ông Bau-ơ. Tại sao "sự phê phán" phải tự kiện mình nhỉ"
"Để tự bào chữa chăng ?" Có lẽ như thế đấy. Nhưng "sự phê phán" hoàn toàn không chỉ
vẻn vẹn bó hẹp ở cái động cơ cá nhân và trần tục đó. Hãy cho là như thế. nhưng không chỉ vì
thế, mà "chủ yếu là để bóc trần mâu thuẫn của những kẻ địch của nó", vả lại - sự phê phán có
thể nói thêm - còn là để soạn thành một cuốn sách, tất cả những luận văn cũ phản đối các nhà
thần học đủ màu sắc, như cuộc đấu khẩu dài dòng của nó với Plăng-cơ, cuộc cãi cọ trong nhà
giữa nhà thần học "Bau-ơ" và nhà thần học "Stơ-rau-xơ".
Do thừa nhận lợi ích chân thực của "chính trị" của mình, sự phê phán tuyệt đối đã cảm
thấy thoải mái trong lòng, và khi hồi tưởng lại vụ "kiện tụng" của nó, nó lại nhai lại thức ăn
nhai lại cũ của Hê-ghen mà nó đã từng nhai đi nhai lại bằng đủ mọi cách trong "Sự nghiệp
chính nghĩa của tự do" : "sự vật cũ đối lập với sự vật mới trên thực tế không còn là sự vật cũ
nữa" (xem Cuộc đấu tranh giữa triết học khai sáng và tín ngưỡng trong "Hiện tượng học";
xem toàn bộ "Hiện tượng học"). Sự phê phán có tính phê phán là loại nhai lại. Sự phê phán
thường xuyên hâm lại cơm thừa canh cặn của Hê-ghen, như những luận điểm về "sự vật mới"
và "sự vật cũ" vừa nói trên hoặc "một cực phát triển lên từ cực đối lập với nó", v.v.; ngoài
việc nhờ đến "sự uể oải" của giáo sư Hin-rích, nó chưa hề cảm thấy cần thiết phải dùng
phương pháp nào khác để thanh toán "phép biện chứng tư biện". Nhưng nó không ngừng
dùng biện pháp lắp lại Hê-ghen để vượt qua Hê-ghen "một cách có phê phán", chẳng hạn:
"Sự phê phán xuất hiện trên vũ đài và ban cho sự nghiên cứu một hình thức mới, tức hình thức đã không đến nỗi biến
thành sự hạn chế bên ngoài", v.v..
Nếu tôi làm cho một vật nào đó biến hoá thì như thế là tôi làm cho nó biến đổi về bản chất
thành một vật khác. Vì mỗi một hình thức đồng thời cũng là "sự hạn chế bên ngoài", cho nên
bất
kể hình thức nào cũng đều không "đến nỗi" biến thành "sự hạn chế bên ngoài", giống như
quả táo không đến nỗi "biến thành" quả táo. Vả lại, do những nguyên nhân khác hẳn, hình
thức mà "sự phê phán" ban cho sự nghiên cứu cũng không đến nỗi biến thành "sự hạn chế
bên ngoài" vì vượt ra ngoài phạm vi của mọi "sự hạn chế bên ngoài", sự phê phán sẽ biến đi
trong sương mù xám ngắt của sự phi lý.